Vụ gia hạn vaccine Pfizer: vấn đề là ở thời điểm đưa ra thông báo

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo cả Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, việc thực hiện gia hạn 2 lô vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đều đúng theo tiêu chuẩn của FDA và EMA. Tuy nhiên tại sao thông tin này không được thông báo trước khi thực hiện tiêm chủng mà sau khi phân bổ vaccine mới có?
Sputnik

'Việt Nam không tự động gia hạn vaccine'

Về những nghi ngại trong việc gia hạn vaccine Pfizer từ 6 tháng (được in trên nhãn vỏ) lên 9 tháng đối với 2 lô vaccine đã được phân bổ để tiêm cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chính thức lên tiếng.
"Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân", ông Long đề cập trong thông cáo báo chí chiều 1/12, lý giải về việc gia hạn sử dụng hai lô vaccine Comirnaty số 124001 và 123002 của Pfizer (gần 3 triệu liều) từ 6 tháng lên 9 tháng.
Bộ trưởng Long khẳng định, 'Việt Nam không tự động gia hạn vaccine' mà là theo thông lệ quốc tế. Đối với mỗi loại vaccine, các nhà sản xuất đều thực hiện những nghiên cứu trong thời gian thực để đưa ra quyết định về hạn sử dụng.
Việc tăng hạn sử dụng vaccine Pfizer tại Việt Nam có đáng lo ngại hay không?
Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vaccine theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng. Thông cáo báo chí từ Bộ Y tế có đoạn:
"Nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vaccine đến 12, 18 hoặc 24 tháng".
Hạn sử dụng vaccine Pfizer được áp dụng chung trên toàn cầu, tất cả nhóm bao gồm cả đối tượng 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
Từ thời điểm FDA và EMA phê duyệt, các lô vaccine Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng.

Vấn đề là ở 'thời điểm'

Bộ trưởng Long đưa ra dẫn chứng vào ngày 22/8, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và ngày 10/9, Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.
Ngày 20/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thông báo đến Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) về việc tăng hạn sử dụng này.
Hà Nội tạm ngừng tiêm 2 lô vaccine Pfizer đã gia hạn cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, ông Kidong Park, cho biết vaccine Pfizer là vaccine Covid-19 đầu tiên được WHO phê duyệt vào ngày 31/12/2020 và đưa vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp.
Ông ông Kidong Park cũng khẳng định, tất cả lô vaccine trước khi sử dụng tại Việt Nam đều được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng, cấp giấy phép xuất xưởng.
"Do vậy, việc tăng thời hạn thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine", ông Kidong Park nêu quan điểm.
Tuy nhiên điều khiến đa số người dân nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng lo ngại là về thời điểm mà Bộ Y tế đưa ra thông báo, nhất là khi việc tiêm vaccine lại đang được thực hiện cho đối tượng trẻ em lứa tuổi 12-17 tại Việt Nam.
Đại dịch COVID-19
Học sinh Hà Nội tử vong sau tiêm vaccine Pfizer ngừa Covid-19, lãnh đạo Sở Y tế nói gì?
Chưa kể là đúng thời điểm đã có một vài sự cố đáng tiếc ngay sau tiêm vaccine Pfizer như 3 học sinh bị tử vong (tại Hà Nội, Bình Dương và Bắc Giang - như Sputnik đã đưa tin).
Nghi vấn đặt ra là tại sao thông báo không đưa ra trước khi thực hiện tiêm chủng cũng như có kế hoạch tiêm chủng cụ thể, cẩn thận hơn mà đến khi vaccine được phân bổ và cho tiêm rồi thì phía cơ quan thuộc Bộ Y tế (Cục quản lý Dược) mới lên tiếng về việc gia hạn?
Thảo luận