Tuyên bố của Na Uy
Trước đó, trả lời phỏng vấn với tờ báo Na Uy VG, Ngoại trưởng nước này là Anniken Witfeldt nói rằng chính phủ mới đất nước y ủng hộ việc hạn chế di chuyển quân của đồng minh trong NATO gần biên giới Nga. Bà cũng cho biết thêm rằng sẽ thảo luận vấn đề này với Anh và Mỹ.
Tình trạng hỗn loạn sẽ tiếp tục trong bao lâu?
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Buzhinsky bày tỏ tin tưởng rằng các nước đồng minh khác sẽ không theo gương của Na Uy để phản đối sự hiện diện của quân đội NATO gần Nga.
"Cho đến khi quan hệ giữa Nga và Mỹ được cải thiện, sự hỗn loạn này sẽ tiếp tục và sẽ không có gì tích cực xảy ra cả. Na Uy là một ngoại lệ. Họ luôn hành động với lập trường có phần khác biệt. Nhưng trên lãnh thổ của họ không có quân đội Mỹ. Do đó, ví dụ của Na Uy không phải là điển hình,” - chuyên gia nói với Sputnik, đồng thời cho biết thêm rằng không nên mong đợi những bước đi như vậy từ Ba Lan hoặc các nước Baltic.
Nga sẽ giữ vững lập trường của mình
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong bài phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao OSCE tuyên bố rằng Matxcơva trong cuộc đối thoại với Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ kiên quyết xây dựng các thỏa thuận loại trừ sự di chuyển về phía đông của NATO và sẽ sớm đưa ra những đề xuất phù hợp.