Sẽ là cuộc trò chuyện dài: Các ông Putin và Biden thực sự quyết định những gì?

Quan hệ giữa Matxcơva và Washington đã leo thang căng thẳng và ông Joseph Biden tính đến «cuộc trò chuyện dài» với ông Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Mỹ đã chuẩn bị «những đề xuất nhất định», nhưng hiện thời chưa công bố. Chủ đề chính là Ukraina.
Sputnik
Trước đó, các bên đã vạch rõ lập trường: Điện Kremlin nhắc nhở về lằn ranh đỏ còn Nhà Trắng nói đến việc chuẩn bị «gói biện pháp toàn diện» để chống Nga.

Tuyệt nhiên không phát sóng trực tiếp

Cuộc gặp sẽ bắt đầu vào khoảng 18:00 theo giờ Mátxcơva (22:00 theo giờ Hà Nội). Hai nhà lãnh đạo sẽ nói chuyện thông qua kênh liên kết video được bảo mật. Không dự trù phát sóng trực tiếp trên truyền hình.

«Những cảnh xã giao đầu tiên sẽ được trình chiếu. Nhưng tất nhiên, chỉ những khuôn hình đầu tiên. Toàn bộ cuộc giao tiếp đều trong chế độ đóng kín, - ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, giải thích với các phóng viên. - Cuộc hội đàm cần «đủ bao quát và nhiều thì giờ». Tuy nhiên, sẽ không có tuyên bố tổng kết».

Trong số các ưu tiên của Matxcơva có việc phân tích «bằng cách nào thực hiện những hiểu biết đã đạt được ở Geneva». Các ông Putin và Biden sẽ thảo luận về quan hệ song phương «đang tiếp tục bảo lưu ở tình trạng đáng buồn», sẽ nói về tình hình Ukraina, chiêu thị-promotion của NATO và nội dung gắn với điều này là sáng kiến ​​gần đây của nhà lãnh đạo Nga.
Điện Kremlin cho biết về cuộc hội đàm sắp tới giữa hai ông Putin và Biden
Ngày 1 tháng 12, ông Putin đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán thực chất về bảo đảm pháp lý cho việc không mở rộng khối liên minh NATO. Tổng thống Nga chỉ ra tình trạng gia tăng căng thẳng ở các biên giới phía tây và sự cần thiết phải có «những đảm bảo an ninh lâu dài và chắc chắn», cụ thể là bằng văn bản. Bởi các nước phương Tây không tuân thủ những tuyên bố miệng và lời hứa.
«Tôi hy vọng sẽ không ai nghĩ đến việc vượt qua cái gọi là «lằn ranh đỏ» trong quan hệ với Nga. Còn «lằn ranh đó» ở đâu thì chúng tôi sẽ tự xác định trong từng trường hợp cụ thể», - ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu.
Ngày 3 tháng 12, trước khi rời đi nghỉ cuối tuần ở dinh thự ngoại ô Camp David, ông Biden nói với các phóng viên rằng ông «không công nhận «lằn ranh đỏ» của bất kỳ ai»: «Chúng tôi đã biết từ lâu về hành động của Nga, tôi cho rằng chúng tôi sẽ có cuộc trò chuyện dài». Sau đó, đại diện Nhà Trắng Jen Psaki nói rõ thêm rằng các Tổng thống sẽ thảo luận về an ninh mạng và ổn định chiến lược, cũng như những vấn đề khu vực. Ông Biden dự kiến nhấn mạnh «mối lo ngại của Hoa Kỳ về hoạt tính quân sự của Nga ở biên giới với Ukraina».
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva

Người ta tin chắc về thực tế xâm lược

Trong những tháng gần đây, Ukraina đã trở thành vấn đề gay gắt nhất trong quan hệ song phương. Matxcơva tin rằng Kiev không định thực hiện các thỏa thuận Minsk.
«Cần ép buộc tuân thủ. Chính là dành cho điều đó mà đã lập ra «định dạng Normady», nhưng Berlin và Paris hiện thời vẫn bỏ qua nghĩa vụ của mình», - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhận định.
Chính giới ở Kiev tuyên bố họ không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận Minsk, rằng họ đã cố gắng «thoát khỏi cái móc câu này». Trong khi đó, bối cảnh nhân đạo ở Donbass ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Lầu Năm Góc nhiều lần bộc lộ rằng họ theo dõi sát sao cơ số quân Nga ở gần biên giới. Hoa Kỳ đang làm việc cùng với các đồng minh châu Âu về «gói biện pháp toàn diện», cần có tác dụng ngăn chặn «cuộc xâm lăng của Nga» vào Ukraina. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng nếu xảy ra trường hợp gây hấn xâm lược, thì sẽ thông qua «những biện pháp trừng phạt chưa từng có».
Truyền thông phương Tây đã ra rả nói về căng thẳng gia tăng ở biên giới kể từ hồi tháng 10. Matxcơva nhắc nhở: việc di chuyển các thiết bị quân sự và điều động đơn vị quân đội trên lãnh thổ đất nước là công việc nội bộ của Nga.
Trạm kiểm soát biên giới ở vùng Lugansk sau khi bị pháo kích
Trước thềm cuộc gặp của các nhà lãnh đạo, tờ Financial Times đã mô tả chi tiết cách thức Hoa Kỳ thuyết phục Liên minh châu Âu suốt mấy tuần nay, rằng Nga sửa soạn xâm nhập Ukraina. Trong các cuộc họp song phương, tập thể và thông qua các kênh ngoại giao của EU, Nhà Trắng phổ biến tới 29 đồng minh NATO các thông tin về «dự định giả thiết của Điện Kremlin».
Thế mà một số đồng minh châu Âu - ví dụ như Đức – lại tỏ ra ngờ vực. Một quan chức châu Âu giấu tên thừa nhận với các phóng viên rằng ông rất ngạc nhiên: người Mỹ nhìn thấy những gì EU không thấy. Người châu Âu bày tỏ quan điểm rằng Nga sẽ không thực hiện bất kỳ bước đi gây hấn nào «nếu như không bị khiêu khích». Tuy nhiên, các dữ liệu tình báo của Mỹ buộc người ta phải xem xét lại quan điểm này, - như Financial Times cho biết.
Dự đoán giật gân của tình báo Hoa Kỳ: Nga sẽ xâm lược Ukraina trong năm 2022
Còn có nguồn tin giấu tên của báo Đức Bild thậm chí đã công bố sơ đồ kế hoạch xâm lược Ukraina mà dường như Nga đang chuẩn bị thực hiện vào khoảng đầu năm 2022! Bà Maria Zakharova đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng thành phố trên bản đồ không ghi là Lvov mà là Lemberg. Trong tiếng Đức hiện đại, thành phố này được gọi là Lwiw. Chỉ trong những năm Thế chiến II từng sử dụng tên gọi Áo-Hung là Lemberg.
«Vậy các nhà báo Đức đã vẽ từ bản đồ nào nhỉ?», - bà Zakharova nêu câu hỏi.

Ngắm đến Bắc Kinh

Chính quyền Biden đang củng cố NATO, nâng cao kỷ luật nội bộ. Điều này càng nổi bật trên nền kết quả công việc của ê-kip Donald Trump, vốn rõ ràng đã mất vị thế, - như nhận xét của chuyên gia Sergei Kislitsyn từ Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Kinh tế thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ đi sâu vào những lĩnh vực phi quân sự, cụ thể là an ninh mạng, mà phần lớn nhằm đối đầu với Bắc Kinh chứ không phải là Matxcơva.

«Nhưng trong quan hệ Mỹ-Nga, khó lòng có cuộc đối thoại nào trên bình diện quân sự-chính trị. Các đồng minh châu Âu chắc chắn vui mừng vì người Mỹ đã trở lại, còn Brussels không quan tâm đến phần tham gia của Nga. Cơ cấu hội nhập quân sự châu Âu ngay từ năm 2020 đã giải quyết vấn đề quyền tiếp cận của bên thứ ba đối với các dự án nghiên cứu triển vọng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, rồi vào năm 2021, Hoa Kỳ đã tham gia vào một trong những dự án quân sự cơ động ở châu Âu. Do đó chính quyền Biden hẳn sẽ không thể đưa ra cam kết «không mở rộng NATO», - chuyên gia phân tích.

Việc chú mục giám sát Ukraina thể hiện mong muốn của người Mỹ hòng gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên toàn bộ không gian hậu Xô-viết, - chuyên gia nói tiếp. Và ở đây một lần nữa Washington cạnh tranh với Bắc Kinh. Mặc dù cũng có xung đột lợi ích với Nga ở những khu vực mà nền kinh tế Trung Quốc chưa vươn tới.
Bộ Ngoại giao Nga: Trong cuộc chiến chống Trung Quốc và Nga, Hoa Kỳ sử dụng phương pháp thế kỷ 20
«Thành công chính của các cuộc đàm phán trước đây giữa các ông Putin và Biden là sự phối hợp lập trường về START-3. Nhưng, rất có thể, hiệp ước mới sẽ rất khác biệt so với hiệp ước hiện tại. Người Mỹ sẽ cố gắng mở rộng các điều kiện có lợi cho họ, một lần nữa tính đến chiến lược quân sự và sức mạnh tăng cường của Trung Quốc. Đối thoại sẽ không còn là song phương nữa», - ông Kislitsyn nói rõ.

Đã sáu tháng trôi qua

Cuộc gặp đầu tiên của các ông Putin và Biden - khi đó theo chế độ ngoại tuyến offline - diễn ra vào ngày 16 tháng 6 tại Geneva. Đã thông qua tuyên bố về kiểm soát vũ khí chiến lược. Hai nhà lãnh đạo không họp báo chung, mỗi người phát biểu riêng rẽ trước các phóng viên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
Khi đó ông Putin đã kể về thỏa thuận đưa các Đại sứ trở lại nhiệm sở ở Matxcơva và Washington (Đại sứ Anatoly Antonov được triệu hồi về nước «để tham vấn» vào tháng 3, với cách diễn đạt tương tự Đại sứ John Sullivan về Mỹ vào tháng 4). Trong quan hệ song phương đã «tích tụ nhiều mắc mớ tắc nghẽn», nhưng các bên cố gắng tìm kiếm giải pháp.
Ông Biden nêu quan điểm cho rằng điều mà người đồng cấp Nga «ít muốn hơn cả là chiến tranh lạnh». Tuy nhiên, có thể đánh giá về kết quả thực sự của cuộc gặp này sau nửa năm, - nguyên thủ Mỹ nhấn mạnh.
«Khoảng thời hạn sáu tháng đó đã qua rồi. Chúng ta thấy rằng cuộc đối thoại dù chỉ tối thiểu nhưng vẫn đang diễn ra giữa các cơ quan quân sự, duy trì liên hệ ở cấp Bộ Tổng tham mưu. Và liên hệ về những vấn đề toàn cầu, ví dụ như an ninh mạng. Ngoài ra còn có một vài tiến bộ theo tuyến viện trợ nhân đạo ở Syria: Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ cả ở bên ngoài địa bàn do người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát», - chuyên viên Alexei Davydov từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông cho biết.
Thảo luận