Tăng cường hợp tác song phương và cùng nhau bảo vệ an ninh trong khu vực là chủ đề chính tại các cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị với các đồng nghiệp Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia, cũng như với Điều phối viên Indonesia phụ trách hợp tác với Trung Quốc. Các cuộc hội đàm đã diễn ra ngay sau Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN mang tính bước ngoặt. Các bên tham gia Hội nghị đã chính thức nâng quan hệ lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Các cuộc tiếp xúc ngoại giao tại Trung Quốc vào ngày 2-5/12 cho thấy rằng, mối quan hệ đối tác sẽ giúp các nước này cùng nhau ứng phó với các thách thức chung.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình trong cuộc họp trực tuyến
Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Trung Quốc
© AP Photo / Malaysia Prime Minister office
Một trong những thách thức là việc áp đặt một nền dân chủ dựa trên các tiêu chuẩn phương Tây. Chủ đề này đã được thảo luận tại cuộc hội đàm Trung-Indonesia. Xét theo kết quả của cuộc thảo luận, hai bên nhất trí cho rằng, nền dân chủ phải đáp ứng các đặc điểm dân tộc của mỗi quốc gia cụ thể và nên được đánh giá bằng mức độ hài lòng của người dân với nó.
Đối với Trung Quốc và Campuchia, xét theo kết quả cuộc hội đàm giữa ông Vương Nghị và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon, một nhiệm vụ cấp thiết là cùng nhau chống lại chính sách “bắt nạt” trong quan hệ quốc tế. Cả hai bên đều hứa sẽ tiếp tục “kề vai sát cánh” trong vấn đề này. Đồng thời, Bộ trưởng Vương Nghị đảm bảo rằng, Campuchia có thể dựa vào Trung Quốc khi hai nước cùng bảo vệ các quyền và lợi ích của nhau.
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon
© AFP 2023 / Javier Lizon
Thách thức chung
Tại cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia Sayfuddin Abdullon, Bộ trưởng Trung Quốc thu hút sự chú ý đến một thách thức chung khác. Đó là các hành vi nhất định đến từ bên ngoài kích động đối đầu về vấn đề ý thức hệ, tạo ra sự mất đoàn kết và chia rẽ, thúc đẩy "việc xây dựng các bức tường" và phá vỡ các mối quan hệ, nhằm đẩy thế giới đến bên lề một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc đối đầu. Tất cả các hành vi này đều là mặt trái của lịch sử. Và ở mặt phải là thực tiễn phát triển thành công mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó giả định sự phối hợp và tăng cường hợp tác, khát vọng thịnh vượng, Bộ trưởng nói. Ông Vương Nghị kêu gọi tăng cường cảnh giác và cùng phản đối việc phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.
Saifuddin Abdullah
© AP Photo / Yam G-Jun
Hiện nay, lời kêu gọi này là cấp bách hơn bao giờ hết, - chuyên gia Ge Hongliang, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc-ASEAN tại Đại học Quốc gia Quảng Tây, nhận xét.
Bộ trưởng Vương Nghị đạt được thỏa thuận với các bên tham gia Hội nghị về việc tiếp tục hợp tác trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Đồng thời, những người tham gia Hội nghị đã nói lên những lời cảm ơn chân thành về việc Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ hợp tác này, và thừa nhận vắc xin COVID-19 là hàng hóa công cộng toàn cầu. Theo chuyên gia Ge Hongliang, chủ đề này đã được thảo luận nhiều nhất tại diễn đàn Trung Quốc-ASEAN cùng với các vấn đề an ninh.
Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia kiêm Điều phối viên Indonesia phụ trách hợp tác với Trung Quốc, ông Luhut Binsar Panjaitan, ông Vương Nghị đã hứa sẽ giúp Indonesia trở thành một trung tâm khu vực về sản xuất vắc xin. Vì mục tiêu này, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác sâu rộng với Indonesia trong việc nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin và thuốc, đồng thời sẽ khuyến khích hợp tác công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc với phía Indonesia.
Trung Quốc muốn duy trì mối quan hệ ổn định và mang tính xây dựng với Indonesia,- chuyên gia Alexey Drugov từ Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Chính nhờ điều này mà Trung Quốc sẽ được hưởng cả ảnh hưởng và lợi ích từ mối quan hệ với Indonesia. Indonesia định vị bản thân là một nhà lãnh đạo khu vực trong ASEAN và trong tương lai gần có thể là một trong những nhà lãnh đạo trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, bất kỳ mối quan hệ nào khác giữa Trung Quốc và Indonesia, vốn rất tự hào về tính cách dân tộc, sẽ không đôi bên cùng có lợi như vậy. Quan hệ của Trung Quốc với Indonesia đang phát triển và đã lên mức khá cao, mặc dù nội bộ Indonesia có những cách tiếp cận khác nhau đối với sự hợp tác với Trung Quốc. Bắc Kinh muốn củng cố vị thế của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân đạo ví dụ như cuộc chiến chống đại dịch".
Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ kiên trì tái khẳng định vị thế của mình ở Indonesia
Về phần mình, Tổng thống Joko Widodo và Bộ trưởng Luhut Panjaitan đều nói lên ý kiến rằng, nên mời Trung Quốc tham gia vào các dự án khác nhau, để Trung Quốc quan tâm đến việc duy trì các mối quan hệ mang tính xây dựng và hữu nghị. Xét cho cùng, Indonesia được hưởng lợi ích kinh tế lớn từ đầu tư của Trung Quốc.
Bộ trưởng Luhut Panjaitan hứa rằng, Indonesia sẽ hỗ trợ hơn nữa cho các dự án lớn trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, đồng thời tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư, chăm sóc sức khỏe và phát triển “xanh”.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cùng với người đồng cấp Malaysia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên của Ủy ban cấp cao về hợp tác Trung-Malaysia tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah khẳng định rằng, việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là lĩnh vực ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Malaysia.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.