Theo FAO, cho đến nay các thành phần vi nhựa (microplastic) tích tụ trong đất nhiều hơn là trong đại dương. Nguyên nhân là do hàng triệu tấn nhựa được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp. Vi nhựa (hình thành khi các mảnh nhựa lớn hơn bị vỡ ra) xâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua đường ăn uống. Tuy nhiên, nó có chứa các chất phụ gia độc hại có thể gây chết người và cũng là nguyên nhân gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loài động vật biển đã phải chịu ảnh hưởng từ việc sử dụng vi nhựa, nhưng ảnh hưởng của nó đối với các thực thể sống khác, bao gồm cả con người, vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ.
Nguy cơ ô nhiễm hành tinh nghiêm trọng
Báo cáo của FAO thừa nhận những lợi ích của nhựa đối với sản xuất và bảo quản thực phẩm, từ túi tưới cây đến ngư cụ và hàng rào bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, bất chấp việc nó có nhiều lợi ích, tổ chức này lưu ý rằng việc sử dụng nhựa trong nông nghiệp cũng có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hành tinh khi nó tích tụ lại trong môi trường.
“Báo cáo là một lời kêu gọi vang vọng nên có những hành động quyết đoán nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa trong nông nghiệp”, - Phó Tổng Giám đốc FAO Maria Helena Semedo nhận xét.
FAO cho biết ô nhiễm vi nhựa cũng là một vấn đề toàn cầu. Theo tổ chức này, trong năm 2019 đã có 37,3 triệu tấn nhựa được sử dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi để làm bao bì thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ lượng nhựa trong số đó được thu gom và tái chế.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề nan giải?
FAO đề xuất giải pháp khắc phục là giảm bớt việc sử dụng nhựa, kết hợp tăng cường tái sử dụng sản phẩm và tái chế nhựa. Tổ chức cũng đề xuất áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp loại trừ việc sử dụng nhựa, thay thế chất liệu sản phẩm nhựa bằng vật liệu tự nhiên hoặc chất liệu dễ phân hủy. Thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng nhiều lần.