Đảm bảo quyền hợp pháp của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam
Chiều 9/12 tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao theo hình thức trực tuyến, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng đã nêu rõ các biện pháp bảo vệ công dân và doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Myanmar.
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar luôn diễn biến ở nước tại cũng như tình hình công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại đây. Đồng thời cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân và lãnh sự cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của toàn bộ công dân và doanh nghiệp Việt Nam tại đây đảm bảo quyền hợp pháp của công dân và doanh nghiệp tại đây".
Trước đó vào hồi tháng 9, Mytel (doanh nghiệp thuộc tập đoàn viễn thông quân đội Viettel của Việt Nam) cho hay khoảng 70.000 người ở Myanmar bị cho là không thể truy cập internet do các cuộc tấn công nhắm vào tháp viễn thông.
Trong phát biểu tại họp báo ngày 9/12, bà Hằng nói thêm:
"Đặc biệt bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar phù hợp với thỏa thuận của hai bên, cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế”.
Tháp viễn thông của Mytel bị tấn công ở Myanmar
Thực tế, các trạm thu phát sóng, cột, tháp viễn thông của Mytel chỉ là “nạn nhân” bị tấn công trong biển lửa giận dữ của người biểu tình Myanmar với chính quyền Quân sự.
Doanh nghiệp Việt Nam không liên quan gì đến nội tình những cuộc chính biến, tình hình leo thang bạo lực ở Yangon (Ragoon).
Tin tức việc nhiều trạm thu phát sóng, tháp và các thiết bị viễn thông của Mytel, đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel (đơn vị thuộc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel, hợp tác với chính phủ Myanmar,) bị tấn công do bất ổn chính trị ở Myanmar gây chú ý.