«Vụ Assange đã phơi bày toàn bộ «tiêu chuẩn kép» của Hoa Kỳ về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tưởng chừng bất kỳ ai cũng được hưởng quyền tự do ngôn luận và báo chí, chỉ ngoại trừ quyền tự do chỉ trích, vạch trần tội ác và hành động tàn bạo của Hoa Kỳ là có thể phải ngồi tù giống như Assange», - nhà ngoại giao tuyên bố.
Ông Uông nhấn mạnh rằng «khi Hoa Kỳ một lần nữa bắt đầu lớn tiếng về việc bảo vệ tự do ngôn luận và báo chí, mọi người sẽ gắn chuyện này với số phận Assange».
Ngày 10 tháng 12 Tòa án Tối cao London chấp thuận yêu cầu của Hoa Kỳ về việc dẫn độ Assange, lưu ý rằng Tòa án giữ nguyên những đảm bảo mà Hoa Kỳ cung cấp cho phía Anh trong khâu dẫn độ Assange. Bây giờ vụ việc cần được chuyển đến Tòa sơ thẩm Westminster, rồi từ đó chuyển đến Bộ trưởng, người sẽ thông qua quyết định liệu có nên dẫn độ Assange sang Mỹ hay không. Đồng thời, Assange vẫn bị giam giữ.
Vụ Assange
Người sáng lập WikiLeaks là Julian Assange bị cáo buộc quấy rối tình dục và hiếp dâm ở Thụy Điển vào năm 2010, từ tháng 6 năm 2012 ẩn náu trong Đại sứ quán Ecuador ở London vì sợ bị dẫn độ. Sáng ngày 11 tháng 4 năm 2019, ông này bị bắt giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Kể từ đó, Assange bị giam trong nhà tù Belmarsh. Phiên điều trần về dẫn độ bắt đầu ngày 2 tháng 5 năm 2019. Ngay sau đó, chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố đưa ra cáo buộc mới với Assange về 17 tội danh vi phạm luật gián điệp và tiết lộ thông tin mật. Nếu bị dẫn độ sang Mỹ, Assange phải đối mặt với án tù lên đến 175 năm.