Phóng sinh ba nghìn chim bồ câu để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh

MATXCƠVA (Sputnik) – Hôm thứ Hai, ba nghìn con chim bồ câu đã được thả lên trời ở Trung Quốc để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh do binh sĩ quân phiệt Nhật Bản gây ra hồi tháng 12 năm 1937. Các hoạt động nhân mốc 84 năm sự kiện thảm khốc này được tổ chức tại Khu Tưởng niệm của thành phố Nam Kinh phía đông tỉnh Giang Tô.
Sputnik
Tháng 2 năm 2014, chính quyền Trung Quốc thông qua quyết định chính thức về Ngày Tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh.
Nghi lễ tưởng niệm dưới quốc kỳ rủ được tiến hành vào sáng thứ Hai và có sự tham gia của hơn 3.000 người, gồm sinh viên, quan chức Chính phủ và thành viên gia đình nạn nhân sống sót. Đã cử hành Phút Mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân, đội cảnh vệ danh dự long trọng đặt 8 vòng hoa bên tượng đài, và 84 đại diện thanh niên Nam Kinh tượng trưng cho mốc 84 năm kỷ niệm sự kiện đã hô vang «Tuyên ngôn Hòa bình». Kết thúc nghi lễ, Ban tổ chức đã thả ba nghìn con chim bồ câu lên bầu trời, là biểu tượng của hòa bình an lành.
Người Trung Quốc bị chôn sống

Sự kiện khủng khiếp của năm 1937

Các sự kiện ở Nam Kinh năm 1937 đã là một trong những dấu mốc đẫm máu nhất về thời kỳ quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc. Theo dữ liệu của phía Trung Quốc, tại Nam Kinh trong vòng 40 ngày binh sĩ quân đội Nhật Bản đã giết hại khoảng 300 nghìn người dân, thêm nữa giết chóc theo lối cực kỳ man rợ, và còn hàng nghìn phụ nữ Trung Hoa bị bạo hành.
Các sự kiện của tháng 12 năm 1937 cho đến nay vẫn là một trong những chủ đề nhức nhối nhất trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Chính phủ Nhật Bản không phủ nhận thực tế về vụ tàn sát thường dân ở Nam Kinh, nhưng chỉ khác biệt về con số nạn nhân. Đồng thời vẫn có hàng loạt sử gia và chính khách Nhật Bản coi vụ «Thảm sát Nam Kinh» chỉ là sự ngụy tạo mà chính quyền Trung Quốc lợi dụng để gây sức ép với Nhật Bản.
Luồng ý kiến này khơi lên phản ứng hết sức tiêu cực của Bắc Kinh, thường là cái cớ cho những công hàm phản đối ngoại giao và phát ngôn gay gắt chống Tokyo.
Thảo luận