Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Alexey Reznikov cáo buộc chính quyền Merkel ngăn cản Kiev mua súng cỡ lớn và súng trường để tiêu diệt máy bay không người lái thông qua Cơ quan cung cấp và mua sắm NATO (NSPA).
Berlin đã sử dụng quyền phủ quyết của mình vào tháng 5, theo báo Bild, để chặn đứng việc cung cấp súng Barrett của Mỹ và súng trường chống UAV do Litva sản xuất đã được Kiev trả tiền mua. Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Merkel, theo một nguồn tin của báo, đã buộc Hà Lan ủng hộ quyết định này để không tạo ấn tượng rằng "họ là nước duy nhất phản đối thương vụ nói trên".
Báo Bild cho biết vào tháng 8, Tổng thống Vladimir Zelensky đã đích thân đề nghị bà Merkel dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với việc cung cấp vũ khí khi bà có chuyến thăm tới Kiev. Tuy nhiên, theo lời kể của một người có mặt tại cuộc gặp, vị Thủ tướng khi đó đã nói với một "giọng lạnh như băng" rằng chuyện đó "không có khả năng".
Theo báo Bild, mãi đến tháng 11 Berlin mới dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với việc cung cấp súng trường chống UAV cho Kiev, trong khi việc cung cấp loại súng của Mỹ vẫn bị chặn.
Theo ông Reznikov, Kiev sẽ tìm cách mua vũ khí theo các thỏa thuận song phương với các nước đồng minh, chẳng hạn với Mỹ, Anh, Litva và Pháp.
Vào giữa tháng 11, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga lưu ý rằng "các nước NATO phải chấm dứt việc bơm vũ khí hiện đại cho Ukraina, qua đó cổ xúy Ukraina có những hành động điên rồ" - đó chính là mưu toan dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề của chính bản thân mình. Vào đầu tháng 12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ ra rằng việc bơm vũ khí cho Ukraina đang hâm nóng chủ trương của Kiev muốn phá hoại các thỏa thuận Minsk về Donbass và thực hiện giải pháp quân sự để giải quyết xung đột.