Hàn Quốc muốn gia nhập CPTPP nhưng nếu như Tokyo ngăn cản…

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki tuyên bố rằng đất nước ông đang sửa soạn tiến hành các thủ tục để Hàn Quốc được nhận quy chế thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP, hoặc tên gọi khác là TPP11).
Sputnik
Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nêu ý kiến phân tích về vấn đề này.

Năm tới CPTPP có thể đón nhận những thành viên mới

Trong năm nay, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hình thành năm 2018 đã thu hút sự quan tâm của Chính phủ hàng loạt nước. Hiện tại, tổ chức kinh tế khu vực này gồm 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Việc thực thi các mục tiêu của CPTPP sẽ góp phần phát triển liên hệ kinh tế giữa các thành viên của tổ chức, khiến vùng không gian có các quốc gia này sẽ chuyển đổi, không chỉ thành một thị trường chung, mà còn thành khu vực sản xuất chung (hơn nữa là rất to lớn!).
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc được kết nạp vào CPTPP
Năm 2021, cùng lúc có một số nền kinh tế quốc gia công bố dự định nghiêm túc trở thành thành viên của CPTPP. Đó là Vương quốc Anh, sau Brexit muốn chứng tỏ với thế giới rằng London vẫn là cầu thủ tầm cỡ toàn cầu trong chính trị cũng như kinh tế. Ban lãnh đạo CHND Trung Hoa đã thông báo nguyện vọng của đất nước đông dân này - muốn gia nhập CPTPP. Ở đây chẳng có gì đáng ngạc nhiên: việc trở thành thành viên của CPTPP sẽ là bước đáp ứng nhiều hơn nữa cho tham vọng thống lĩnh của Bắc Kinh. Gần như trong cùng thời gian này, các nhà lãnh đạo Đài Loan cũng nộp đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp hội. Và bây giờ chúng ta biết rằng Hàn Quốc cũng muốn làm thành viên của CPTPP.
Thành phố Seoul, Hàn Quốc

Nhưng nếu Tokyo phản đối?

Nền kinh tế Hàn Quốc ngày nay có liên hệ khá mật thiết với nền kinh tế của 11 nước đã tham gia CPTPP. Năm 2019, từ trước đại dịch, các quốc gia này đã nhập khẩu hàng hóa Hàn Quốc trị giá 126 tỷ USD, còn xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Hàn Quốc trị giá 124,9 tỷ USD. Vì vậy, hẳn chẳng mấy ai nghi ngờ gì về sức hấp dẫn của Hàn Quốc như là một đối tác kinh tế hùng mạnh.
Dù sao chăng nữa, nhiều chuyên gia lo ngại rằng Tokyo sẽ cố sức ngăn cản Hàn Quốc tham gia Hiệp hội Đối tác. Và căn nguyên của thái độ này hoàn toàn mang tính chính trị. Tokyo có tranh chấp với Hàn Quốc về yêu sách lãnh thổ. Nhật Bản cho rằng nhóm đảo Liancourt (Hàn Quốc gọi là Dokdo hay Tokdo - Độc đảo, còn Nhật Bản gọi là Takeshima - Trúc đảo) ở Biển Nhật Bản cần thuộc chủ quyền của Tokyo, mặc dù trên đảo này đang có quân đội Hàn Quốc đồn trú. Chính phủ Nhật Bản bất mãn trước việc Hàn Quốc vẫn tiếp tục đòi phía Nhật Bản phải ăn năn hối lỗi cụ thể về những tội ác mà binh sĩ quân phiệt Thiên hoàng đã gây ra trên đất Triều Tiên trong những năm Thế chiến II. Và sâu trong tâm thế người Nhật lại có một nỗi ám ảnh khác. Tính đến mối quan hệ đặc biệt hiện hữu hôm nay giữa Seoul, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, một số chính trị gia Nhật Bản e ngại rằng sau khi gia nhập CPTPP các đại diện Hàn Quốc sẽ dẫn dắt tuyến đường lối ngả theo hướng có lợi cho Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Danh sách thành viên CPTPP sẽ mở rộng: Tiếp sau Trung Quốc có thể là Thái Lan
Sự thù địch của Tokyo đối với Trung Quốc cũng thể hiện ở quan điểm như vậy của người Nhật trước giải pháp kết nạp thành viên mới: Nhật Bản ủng hộ Đài Loan và kìm hãm việc trao thẻ thành viên CPTPP cho CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, có thể thấy điều này không dễ thực hiện. Nhiều nước thành viên CPTPP mong muốn đón nhận những cơ hội mới, hợp tác sâu rộng hơn với nền kinh tế Trung Quốc hiện đang chiếm vị trí lớn thứ hai thế giới.
Cũng không loại trừ rằng vấn đề tư cách thành viên của Hàn Quốc trong CPTPP sẽ là một nội dung thảo luận trong chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam Vương Đình Huệ tới thăm Seoul. Được biết, trong một cuộc hội kiến, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã ngỏ ý rằng Hà Nội sẵn sàng ủng hộ Hàn Quốc thâm nhập thị trường Đông Nam Á. Phải thấy điều không bí mật gì là tiếng nói của Hà Nội trong các vấn đề của CPTPP rõ ràng có trọng lượng uy tín quan trọng.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận