Đại dịch COVID-19

Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir điều trị ca Covid-19 thể nhẹ

Trong bối cảnh cả nước tiếp tục đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho các địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ.
Sputnik

Thuốc Molnupiravir điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ có tính an toàn cao

Chiều 18/12, Bộ Y tế cho hay, Bộ đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại TP.HCM từ giữa tháng 8/2021 và hiện đã mở rộng triển khai tại 46 địa phương có dịch trong toàn quốc.
Việc triển khai chương trình tuân thủ các đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội Đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt và được theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế.
Đến nay, 300.000 liều thuốc Molnupiravir đã được phân bổ cho các địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại cộng đồng. Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh và thành phố cho thấy, thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ.
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế thông tin về hiệu quả của thuốc Molnupiravir với bệnh Covid-19
Theo Bộ Y tế, Molnupiravir là một thuốc kháng virus, chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Hiện cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (US-FDA) đang xem xét các dữ liệu lâm sàng cho việc quyết định cấp phép lưu hành thuốc tại Hoa Kỳ.
Bộ Y tế cũng cho biết thêm, các quốc gia châu Á cũng đang rà soát các dữ liệu lâm sàng đối với các thuốc được công ty phát minh là MSD nhượng quyền sản xuất cũng như các thuốc chưa được MSD nhượng quyền để xem xét việc cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc. Do vậy, việc sử dụng thuốc Molnupiravir hiện nay tại Việt Nam được tiến hành thông qua hình thức nghiên cứu tại cộng đồng trong khuôn khổ Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát chặt chẽ.

Việt Nam ghi nhận thêm 15.895 ca mắc Covid-19 tại 60 tỉnh, thành phố

Tính từ 16 giờ ngày 17/12 đến 16 giờ ngày 18/12, Việt Nam ghi nhận thêm 15.895 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 12 trường hợp nhập cảnh và 15.883 bệnh nhân được phát hiện trong nước tại 60 tỉnh, thành phố.
Kể từ đầu dịch đến nay, cả nước có 1.524.368 ca mắc mới, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.458 ca mắc). Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (493.669), Bình Dương (288.930), Đồng Nai (94.511), Tây Ninh (63.073), Long An (39.594).
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao kỷ lục
Về tình hình điều trị, có thêm 1.645 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 18/12, nâng tổng số trường hợp được điều trị khỏi lên 1.097.163 người. Cùng với đó, Việt Nam cũng ghi nhận thêm 248 ca tử vong liên quan đến Covid-19 tại 20 tỉnh, thành phố. Tổng số ca tử vong do dịch bệnh tại Việt Nam tính đến nay là 29.351 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Người từ Hà Nội về Ninh Bình không phải cách ly y tế tạm thời

Ngày 17/12, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã phát đi Công văn số 3557/SYT-NVY thay thế cho Công văn số 3529/SYT-NVY ban hành trước đó một ngày, trong đó có nội dung đối với người về từ Hà Nội và một số tỉnh có nguy cơ cao, khi đến địa phương cần khai báo tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, được lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR phù hợp với các vùng dịch tễ.
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch Covid-19, số ca tử vong tăng 35%, Hà Nội điều động nhân lực chi viện
Sở Y tế Ninh Bình chỉ đạo không thực hiện xét nghiệm đối với những trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 48 giờ, những người có hộ khẩu tại Ninh Bình đi và trở về trong ngày. Bên cạnh đó, Sở sẽ cập nhật vùng có nguy cơ lây nhiễm cao trên trang thông tin điện tử để các địa phương biết, triển khai thực hiện.
Theo Công văn số 3529/SYT-NVY ngày 16/12/2021, Ninh Bình yêu cầu người từ Hà Nội về địa phương này dù ở cấp độ dịch nào vẫn phải cách ly, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 có kết quả âm tính mới được sinh hoạt, làm việc bình thường.
Trước thông tin báo chí phản ánh, chiều 17/12, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Y tế địa phương thu hồi Công văn số 3529/SYT-NVY. UBND tỉnh cũng được đề nghị chỉ đạo các sở, ban, ngành nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và các quyết định hướng dẫn liên quan.
Thảo luận