Việt Nam năm 2022: Từ từ và khó khăn ra khỏi khủng hoảng

Năm 2021 đang kết thúc. Đó là một năm không hề dễ dàng đối với Việt Nam, nhưng đất nước đã tập trung sức mạnh để vượt qua khó khăn và đạt được kết quả ấn tượng. Chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại những gì đã xảy ra với kinh tế Việt Nam và hãy cố gắng hình dung về những gì đang chờ đợi đất nước này trong năm sắp tới.
Sputnik

Những triển vọng lạc quan

Việt Nam kết thúc năm 2020, năm đầu tiên của đại dịch, bằng thắng lợi trong cuộc chiến chống COVID-19, bảo vệ được cuộc sống của nhân dân và đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 2,91%. Mặc dù đối với Việt Nam, con số này là mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, nhưng trong bối cảnh kinh tế của các nước khác sụp đổ, đây là thành tựu rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam cho thấy tất cả các dấu hiệu tăng trưởng, trong quý 4 năm 2020, chỉ số này lên tới 4,48%. Các chuyên gia nước ngoài đã dự báo rất lạc quan cho Việt Nam trong năm 2021. Tháng Giêng năm nay, Viện quản lý kinh tế trung ương đưa ra hai kịch bản tăng trưởng, từ 5,98% -6,46%. Ngân hàng Thế giới dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 là 11,2%.
Thấy gì về Việt Nam năm 2021?

Biến chủng Delta xảo quyệt

Nhưng biến chủng Delta COVID-19 đã phá vỡ tất cả mọi kế hoạch. Đợt dịch thứ tư bùng nổ, bắt đầu ngày 27 tháng 4, đặc biệt tấn công các khu kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội, tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An). Số lượng các ca nhiễm COVID-19 lên tới hàng chục ngàn mỗi ngày. Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2021, theo WHO, tại Việt Nam có 1.524.368 người bị mắc COVID-19, 29 351 người trong số đó bị chết. Kiểm tra, truy vết những người bị nhiễm, giãn cách xã hội và kiểm dịch đã không còn có tác dụng, nên chính phủ đã buộc các doanh nghiệp đóng cửa và áp dụng cách ly nghiêm ngặt trong vài tháng. Kết quả là GDP trong quý III giảm 6.17% so với cùng kỳ năm ngoái, đó là sự sụt giảm sâu nhất của chỉ số này kể từ khi bắt đầu tiến hành các thống kê như vậy.
Hà Nội: Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Nguyễn Du

Thành tựu mới

Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao như vậy là do sai lầm trong việc tiêm chủng cho người dân. Thành công trong cuộc chiến chống đại dịch năm 2020 khiến các nhà chức trách Việt Nam chủ quan, không mua đủ số lượng vắc xin để tiêm chủng cho người dân. Đầu tháng 7 năm 2021, theo WHO, tỷ lệ dân số tiêm chủng đầy đủ là 0,2%, theo đó, tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam thua đáng kể không chỉ so với các nước phương Tây, mà còn thấp hơn các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã đưa ra các biện pháp để có được vắc xin từ nhiều nguồn khác nhau và bắt đầu sản xuất vắc xin tại Việt Nam. Chiến dịch tiêm chủng rộng rãi cho người dân cả nước đã được triển khai. Và một lần nữa, kết quả tiêm chủng của Việt Namkhiến cho toàn thế giới phải kinh ngạc. Theo số liệu của Trung tâm độc lập thống kê về COVID-19 thuộc Đại học J. Chopkins (Mỹ), khoảng 58,45% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng trong thời gian 5,5 tháng, tức là số người tiêm vắc xin tăng 292 lần..

Doanh thu trao đổi hàng hóa đạt mức kỷ lục

Trong tháng 10 năm 2021, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh dỡ bỏ cách ly. Các trung tâm sản xuất, công nghiệp và kinh doanh bắt đầu hồi sinh, mặc dù gặp vấn đề thiếu lao động, vì công nhân bỏ về quê không muốn quay nhà máy làm việc. Du lịch bắt đầu phục hồi chậm chạp, trong tháng 12, các du khách nước ngoài đầu tiên đã đến tắm biển tại Phú Quốc, các đường bay cũ đang được mở lại, cùng như đang mở các đường bay mới. Tuy các nhà máy Việt Nam ngừng hoạt động đã tác động mạnh đến chuỗi sản xuất của các công ty lớn nhất thế giới, nhưng theo dự báo của Bộ Công Thương Việt Nam, đến cuối năm, kim ngạch thương mại của nước này sẽ tăng 21% so với năm 2021 và sẽ đạt con số kỷ lục 660 tỷ USD, và hơn 86% xuất khẩu sẽ là hàng gia công. Lĩnh vực tài chính và bất động sản đang phát triển tích cực.
Covivac hay là 'số phận' của vaccine 'Made in Vietnam'

Dự báo thận trọng

Nhưng đánh giá của giới chuyên môn về GDP đều có xu hướng giảm. Ngân hàng Thế giới dự đoán hồi tháng 10 rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 2-2,5% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 4,8% được công bố trong tháng 9. Các chuyên gia Việt Nam bi quan hơn. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho rằng GDP cả nước năm 2021 sẽ đạt 1,8%, thậm chí có dự báo tiêu cực là 0,2%. Đối với dự báo cho năm 2022, mọi người đều rất thận trọng.
Tỉnh Đắk Lắk tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 để sớm tạo miễn dịch cộng đồng

Khủng hoảng có tính hệ thống và chu kỳ

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết:

“Rõ ràng là đại dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế Việt Nam. Nhưng tôi không đồng ý với các ý kiến cho rằng các vấn đề đang tồn tại là hiện tượng tạm thời của thảm họa ngắn hạn sẽ qua đi. Tôi ủng hộ những chuyên gia nói về khủng hoảng hệ thống trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã chín muồi để tăng trưởng dựa trên chất lượng: năng suất, tri thức, phát minh. Nhưng điều này đang được thực hiện quá chậm và được tính toán cho cả một thập kỷ tới. Hơn nữa, khủng hoảng mang tính hệ thống trùng với khủng hoảng mang tính chu kỳ. Theo quy luật phát triển theo chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, cứ cuối mỗi thập kỷ lại xảy ra khủng hoảng sản xuất thừa. Việt Nam hiện đang suy thoái và sự phục hồi sẽ diễn ra lâu dài, từ từ và đau đớn. Để hỗ trợ kinh tế, chính phủ cần quyết định gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo các chuyên gia, trong vấn đề này, Việt Nam thua xa các nước khác. Ví dụ, ở Nhật Bản, gói hỗ trợ này đạt gần 70% GDP, ở Mỹ - 30%, ở EU - 20%, ở Trung Quốc và Thái Lan - 10%. Ở Việt Nam - chưa đến 1%”.

Đại dịch COVID-19
Liệu biến chủng Omicron có đe dọa du lịch Việt Nam phục hồi?
Tất nhiên, Việt Nam đã cho thấy mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, được hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do. Nhưng chúng ta không được quên quả bom ngầm đặt bên dưới hạ tầng kinh tế Việt Nam, chuyên gia Nga nhắc nhở. Đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào nhiều chuỗi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của mình. Năm 2021 đã cho thấy rằng những đứt gãy trong các chuỗi này đang gây tổn hại cho kinh tế Việt Nam. Do kết quả quá trình hội nhập sâu rộng, Việt Nam trở nên phụ thuộc rất nhiều vào các tập đoàn xuyên quốc gia. Nếu các tập đoàn đó quyết định ngừng hoặc chuyển địa điểm sản xuất, điều đó sẽ là cú đánh lớn đối với Việt Nam. Việt Nam cần phải mở rộng thị trường nội địa, thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất công nghệ cao của riêng mình.
Năm 2022 sẽ như thế nào, sẽ mang đến những bất ngờ gì cho Việt Nam và thế giới? Chúng ta hy vọng sẽ có nhiều điều tốt đẹp trong năm tới. Còn nếu không được như thế, chúng ta tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam có đủ sức mạnh để đương đầu với các khó khăn.
Thảo luận