Cơ trưởng chuyến bay cảm thấy có điều đáng ngờ, bèn gọi cho cơ quan mật vụ địa phương đến hiện trường. Và khi đó các "cảnh sát" ra mặt tuyên bố: Bọn ta là tín đồ Hồi giáo cực đoan, «những kẻ vô đạo phải chết!». Trong khoang máy bay khi ấy có 210 người.
Yêu cầu không thể thực hiện được
Cuộc đàm phán kéo dài 39 giờ. Bọn khủng bố nêu hai yêu sách. Thứ nhất: Thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Algeria. Thứ hai: Tổ chức họp báo ở Paris, công bố việc thay đổi chính quyền ở đất nước. Ngay sau đó, bọn khủng bố bắt đầu giết hành khách. Một người Algeria bị giết. Nạn nhân tiếp theo là người Việt Nam. Rồi đến một người Pháp. Sau thời khắc này, Thủ tướng Pháp Balladur ra lệnh giải cứu ngay lập tức. Trong khoảng thời gian chuyến bay tiếp nhiên liệu ở Marseille, đã khẩn trương chuẩn bị cho cuộc tấn công: lính đặc nhiệm tập luyện trên một máy bay giống hệt. Nhờ một hành khách báo tin, lực lượng an ninh không chỉ biết về số lượng và vị trí của những tên khủng bố, mà còn nắm được kế hoạch thực sự của bọn chúng: Sẽ cho nổ máy bay trên tháp Eiffel!
Trả thù thất bại
Không ngẫu nhiên mà Pháp can thiệp vào vụ việc. Chiếc Airbus này thuộc sở hữu của Hãng hàng không Pháp và trên khoang có những người Pháp làm việc ở Algeria bay về nhà nhân lễ Giáng sinh. Nhà chính trị học Pavel Timofeev nói:
"Ở Algeria vào thời điểm đó đang bùng phát nội chiến dữ dội. Hai thế lực đụng độ nhau. Một bên là chế độ Tổng thống chuyên quyền đứng đầu là phái quân sự. Bên kia là các phần tử Hồi giáo. Không dành cảm tình cho bên nào, nhưng nước Pháp dù sao vẫn giúp chế độ quân quản: đặc nhiệm Pháp hợp tác chặt chẽ với người Algeria để ngăn chặn truyền bá tư tưởng Hồi giáo và chủ nghĩa khủng bố".
Vì vậy, đối với phái Hồi giáo cực đoan, việc chiếm đoạt chiếc Airbus vừa là để báo thù, vừa là nỗ lực gây sức ép với Pháp bằng hành động đe dọa gây hậu quả lớn về mặt xã hội và tiếng vang trên các phương tiện truyền thông». Mưu toan đó bất thành. Cuộc phản kích diễn ra nhanh chóng. Hành khách không bị thương, còn những tên khủng bố đã bị tiêu diệt.