Theo ông, Ủy ban châu Âu chủ ý đưa ra lựa chọn có lợi cho các hợp đồng giao ngay có thể đáp ứng đơn hàng trong tương lai gần, mà không tìm hiểu kỹ tình hình thị trường về trung hạn và dài hạn.
"Điều này dẫn đến thực tế là vào mùa hè năm 2021, khi cần phải bơm đầy khí vào các kho chứa dưới lòng đất, thì khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được cung cấp theo hợp đồng giao ngay (có điều kiện, thông qua sàn giao dịch) mà châu Âu tin tưởng lại đi sang các thị trường tiêu thụ khác có lợi hơn về mặt kinh tế”, - ông Novak giải thích.
Do đó, Phó Thủ tướng nhận xét, khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, Qatar và Australia chủ yếu đi sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến thị trường châu Âu thiếu hụt nhiên liệu xanh.
Tình trạng này còn do sản lượng khai thác khí đốt ngay tại châu Âu sụt giảm.
"Nhìn chung, sản lượng khai thác của các công ty châu Âu đã giảm 22%",- bài báo dẫn ý kiến của Phó Thủ tướng Nga.
Ông Novak cũng nêu ra những lý do khác dẫn đến cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, đó là mùa đông lạnh giá năm ngoái, nguy cơ tái diễn thời tiết này trong năm nay, cũng như khối lượng nhiên liệu không đủ.
Tình hình giá khí đốt ở Châu Âu
Sự gia tăng giá khí đốt ở châu Âu bắt đầu từ mùa xuân, vào tháng 10 giá khí đốt tự nhiên trên thị trường châu Âu đã vượt mức một nghìn USD cho mỗi mét khối. Đỉnh giá lịch sử được ghi nhận vào ngày 21/12, khi giá lên tới 2190,4 USD/1000 m3.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ các kho chứa ngầm ở châu Âu được bơm đầy thấp, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp chính và nhu cầu cao về LNG ở châu Á. Tình trạng không chắc chắn của việc chứng nhận nhà điều hành “Dòng chảy phương Bắc - 2” và điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến thị trường.
Trong tuần qua, giá khí đốt được khắc phục đang giảm dần. Điều đó có thể liên quan đến những nguồn cung cấp LNG bổ sung và sự gia tăng lượng điện sản xuất tại các nhà máy điện gió ở châu Âu. Giá khí đốt tháng 12 vẫn ở mức cao mặc dù có giảm trong một thời gian ngắn.