Bà nhắc lại rằng để đăng ký thuốc vào danh sách sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu cung cấp dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc, cũng như hồ sơ tài liệu về công nghệ sản xuất.
“Thường thì điều thứ ba - kiểm tra các quy trình công nghệ - mất rất nhiều thời gian để làm rõ tất cả các chi tiết, tiến hành thanh tra, v.v. rồi mới bật đèn xanh cho vắc xin. <…> Thế nên việc này có thể gây ra sự chậm trễ”, - bà Harris giải thích.
Đại diện WHO nói thêm rằng các cơ quan quản lý khác cũng làm việc theo quy trình tương tự.
Sputnik V được phê duyệt ở 71 quốc gia với tổng dân số bốn tỷ người, tương đương hơn 50 phần trăm dân số thế giới. Sputnik V đứng thứ hai trên thế giới về số lượng giấy phép phê duyệt do các cơ quan quản lý của chính phủ cấp.