Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam có nguy cơ 'lỡ nhịp’ với kinh tế thế giới

HÀ NỘI (Sputnik) - Khai mạc phiên họp Quốc hội bất thường diễn ra sáng 4/1 tại Hà Nội, các đại biểu thảo luận về chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Sputnik

Tránh để Việt Nam ‘lỡ nhịp’ với kinh tế thế giới

Đây là thông tin được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra tại Phiên Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Phát biểu tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh:
“Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 ước chỉ đạt 2,58%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và thấp hơn rất nhiều mục tiêu kế hoạch. Rủi ro tín dụng, nguy cơ nợ xấu tiếp tục gia tăng".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, nền kinh tế vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường cả ở trong nước và trên thế giới. Không được lơ là nhiệm vụ dù đã có các biện pháp ứng phó linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tình hình kinh tế-xã hội những tháng cuối năm đã có chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, lao động thiếu hụt, dễ khiến Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp với kinh tế thế giới.
Khai mạc phiên họp Quốc hội bất thường, vấn đề 'nóng' nào sẽ được thảo luận?
Theo Chủ tịch Quốc hội, điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội không chỉ trong năm 2022 mà còn đối với cả nhiệm kỳ giai đoạn 2021-2025.
"Vì vậy, trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của đất nước và công tác chuẩn bị, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các Nghị quyết Kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, để hỗ trợ kịp thời cho Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Các giải pháp về chính sách tiền tệ, tài khoá

Tại phiên họp lần này, Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sẽ được xem xét thông qua.
Theo đó, có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn 2022-2023.
Khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đối phó với dịch COVID-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.
"Đây là chính sách bổ sung ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời nhóm vấn đề lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Trình bày trước Quốc hội tờ trình Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết:
“Chính phủ sẽ điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 2 năm".
Thảo luận