Theo quan điểm của tác giả, một trong những khu vực này là Iran. Các cuộc đàm phán về thoả thuận hạt nhân đã được nối lại nhưng không mấy tiến triển, trong khi đó địa bàn dành cho sự nhân nhượng ngày càng thu hẹp. Theo ý kiến của chuyên gia Frachon, Tehran vẫn chưa nguôi quên chính sách của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã đơn phương rút khỏi thoả thuận, vì vậy bây giờ phía Iran sẽ nêu điều kiện tiên quyết.
Cho đến nay, Iran đã đạt trình độ làm giàu uranium 60%, mà như đánh giá của các chuyên gia, sẽ chỉ mất một tháng là đạt tới mức cần thiết cho mục tiêu sử dụng quân sự. Theo nhận xét của nhà báo, tình huống này đang thúc đẩy Israel và Hoa Kỳ giáng đòn tấn công vào tổ hợp hạt nhân của Iran, rồi ắt hẳn Tehran sẽ đáp trả, do đó xung đột có thể bao trùm toàn bộ vùng Trung Đông.
Liệu có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ?
Thêm một khu vực «nguy hiểm» nữa, là Đài Loan. Như tác giả viết, Trung Quốc đang thực hiện các cuộc điều quân mà Washington cho rằng có thể dẫn đến «hành động vũ lực» với hòn đảo. Theo nhà báo, trước đây Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp phương tiện phòng thủ cho Đài Loan, nhưng điều đó không buộc Washington phải trực tiếp can thiệp vào tình hình, còn Tổng thống Joe Biden hiện vẫn giữ thái độ nước đôi khá mơ hồ về chuyện này.
Lằn ranh đỏ
Khu vực cuối cùng mà Frachon liệt kê là Ukraina. Theo đánh giá của nhà báo, Matxcơva đã trực tiếp công bố về tham vọng của Nga khi đòi hỏi Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh, trong khi đó Nga giữ cho mình quyền hành động nếu như không được đáp ứng về “lằn ranh đỏ”.
Matxcơva nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga không có kế hoạch gây hấn với bất kỳ quốc gia nào và lưu ý rằng những phát ngôn về khả năng “xâm lược” mà phương Tây sử dụng chỉ là cái cớ để tăng cường triển khai quân đồn trú NATO ở các khu vực biên giới gần Nga.