Nhóm bác sĩ đã tiến hành một nghiên cứu tại bệnh viện, nơi ghi nhận đợt bùng phát "omicron" đầu tiên: họ phân tích hồ sơ của 466 bệnh nhân bị ốm trong đợt COVID-19 hiện tại và 3976 bệnh nhân khác bị nhiễm coronavirus trước đó.
"Làn sóng nhiễm trùng đã di chuyển với tốc độ chưa từng có và gây ra bệnh nhẹ hơn nhiều so với các chủng trước đó. Nếu mô hình này duy trì và lặp lại trên khắp thế giới, chúng ta có thể thấy sự tách biệt hoàn toàn giữa các chỉ số về mắc bệnh và tử vong", - các tác giả của nghiên cứu khẳng định.
Chủng SARS-CoV-2 Omicron
Chủng mới được phát hiện ở Botswana và Nam Phi vào cuối tháng 11, chứa hàng chục đột biến trong protein S, mà mầm bệnh cần để lây nhiễm vào tế bào. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thay đổi mới cho thấy khả năng lây truyền cao của biến thể này và khả năng chống lại các kháng thể bảo vệ, mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận chính xác. Có lẽ, nó đã phát triển ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như bị nhiễm HIV.
Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ định chủng B.1.1.529 thuộc loại «đáng ngại» và đặt tên nó là «Omicron» theo chữ cái thứ 15 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Các chuyên gia tin rằng những người đã bị COVID hay tiêm phòng cũng có thể bị nhiễm bệnh, với triệu chứng khác nhau, từ cảm giác mệt mỏi đến nhức đầu và đau mỏi cơ bắp.