Bài báo được đăng trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences.
Báo cáo được công bố do 23 nhà nghiên cứu từ 14 viện khoa học thực hiện, tóm tắt hai bộ dữ liệu quốc tế: từ Viện Vật lý Khí quyển của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IAP CAS) và Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA).
Đồng tác giả Kevin Trenberth của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Colorado cho biết:
"Nhiệt độ đại dương đang tăng đều trên khắp thế giới và đó là chỉ số chính của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Trong báo cáo này, chúng tôi cập nhật các quan sát đại dương của mình đến năm 2021 và sửa đổi, bổ sung dữ liệu trước đó".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 2000 mét đại dương trên cùng đã hấp thụ trong năm qua số nhiệt lượng nhiều hơn so với năm 2020, gấp 145 lần sản lượng điện của thế giới vào năm 2020.
Đại dương ấm lên liên quan đến các hoạt động của con người
"Ngoài nhiệt độ ấm lên, đại dương còn hấp thụ 20 đến 30% lượng khí thải carbon dioxide do con người tạo ra, dẫn đến axit hóa đại dương. Tuy nhiên, sự ấm lên của đại dương sẽ làm giảm hiệu quả hấp thụ CO2 của nó và nhiều khí thải tồn đọng trong không khí nhiều hơn", - tác giả Lijing Cheng, trợ lý giáo sư Trung tâm Khoa học Môi trường và Khí hậu Quốc tế tại IAP CAS, cho biết.
Nhiệt lượng của đại dương là một trong những chỉ số về biến đổi khí hậu liên quan đến con người. Tuy nhiệt độ bề mặt đại dương toàn cầu năm 2021 cao kỷ lục trong những năm gần đây, nhưng nó không phải là mức cao nhất được ghi nhận.
Những thay đổi có thể nhận thấy
Tác giả nghiên cứu John Abraham, giáo sư Đại học St. Thomas ở Minnesota, cho biết:
"Chỉ mất chưa đầy 4 năm đo nhiệt độ đại dương để các nhà khoa học có thể tách tín hiệu ấm lên do con người gây ra khỏi sự biến đổi tự nhiên do nhiệt độ không khí gần bề mặt Trái đất".
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự ấm lên của đại dương là kết quả thay đổi trong thành phần khí quyển gắn với các hoạt động của con người. Theo các nhà khoa học, hậu quả sẽ rất hữu hình. Khi các đại dương nóng lên, nước lan rộng và mực nước biển dâng cao, các khối không khí ẩm áp đảo các hệ thống thời tiết, tạo tiền đề cho các trận bão và cuồng phong nghiêm trọng, làm tăng lượng mưa và nguy cơ lũ lụt.