Trước đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, trong cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis, bày tỏ sẵn sàng làm việc với Liên minh châu Âu và các thành viên để chống lại sự áp bức ngoại giao và kinh tế đối với Litva của Trung Quốc.
Phép thử sức mạnh của hệ thống thương mại toàn cầu
"Bây giờ cần phải có phản ứng rất rõ ràng từ Châu Âu. Châu Âu phải tuyên bố rằng đây không chỉ là vấn đề liên quan đến thị trường của một quốc gia cụ thể. Đây là phép thử sức mạnh của toàn bộ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ. Châu Âu phải chống lại", - Landsbergis cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.
Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh rằng Vilnius không đối đầu với Bắc Kinh và có quyền thiết lập quan hệ thương mại và văn hóa với Đài Loan.
"Litva không làm gì sai, không có gì bất hợp pháp, chúng tôi không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ quốc tế nào. Hoàn toàn ngược lại. Những gì đang được thực hiện với các công ty của chúng tôi, đơn phương thay đổi tên đại sứ quán của chúng tôi, những gì đang được thực hiện với các công ty của các quốc gia châu Âu khác, tất cả điều này rất có thể là bất hợp pháp", - ông nói thêm.
Trước đó, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda nói rằng, sai lầm là mở văn phòng đại diện của Đài Loan, chứ không phải là mở thủ đô Đài Bắc tại nước này.
Xung đột giữa Litva và Trung Quốc
Quan hệ giữa Litva và Trung Quốc trở nên xấu đi sau khi cơ quan đại diện chính thức Đài Loan được mở tại Vilnius. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa đã có công hàm phản đối Litva. Sau đó, Trung Quốc quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva xuống mức đại biện.