Kishida Fumio dẫn dắt Nhật Bản trên con đường quân sự hóa

Chính phủ Nhật Bản, do Kishida Fumio đứng đầu từ tháng 10 năm ngoái, chắc chắn đang tiến tới con đường quân sự hóa đất nước, nhà phân tích Pyotr Tsvetov viết trong bài báo trên Sputnik.
Sputnik

Vi phạm văn bản và tinh thần Hiến pháp Nhật Bản

Để hiểu được tính bất hợp pháp của các bước mà chính phủ Kishida thực hiện trong lĩnh vực an ninh, nên nhớ lại điều thứ 9 Hiến pháp Nhật Bản, trong đó nói người dân Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, cũng như đe dọa hoặc sử dụng vũ trang như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, Nhật Bản không bao giờ xây dựng các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không, cũng như các phương tiện chiến tranh khác. Quyền phát động chiến tranh của nhà nước không được Hiến pháp thừa nhận trong các điều khoản của mình.
«Ngoại giao cá nhân» của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có thể dẫn đến đâu?
Kishida Fumio tiếp tục đường lối của những thủ tướng trước đó - thành viên Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, người đã vi phạm điều khoản hòa bình trong Hiến pháp bằng nhiều cách. Từ lâu ở Nhật Bản đã có Lực lượng Phòng vệ, về số lượng (300 nghìn người!) và vũ khí, có thể sánh ngang với nhiều quân đội các nước Tây Âu. Hải quân Nhật Bản vượt xa khỏi vùng biển quốc gia (gần đây, một tàu chiến Nhật Bản đã hải hành ngoài khơi các đảo thuộc quần đảo Trường Sa). Trong một phát biểu của mình, Kishida thừa nhận khả năng tấn công tên lửa vào mục tiêu quân sự các nước láng giềng, tuy nhiên, nhưng ông không nói rõ của ai: Trung Quốc? Nga? hay Bắc Triều Tiên?
Chính phủ Kishida đang lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng chưa từng có trong năm tài chính 2022/2023. Thường thì không vượt quá 1% GDP của cả nước, nay sẽ tăng lên 2% GDP. Số tiền này sẽ được dùng để sửa đổi tên lửa hành trình để tầm bắn có thể đạt tới các quốc gia láng giềng.

Hợp tác quân sự trong QUAD

Vào năm mới, Tokyo tổ chức hội nghị thượng đỉnh 4 quốc gia thành viên của hiệp hội không chính thức QUAD (Đối thoại an ninh 4 bên). Có lẽ vì vậy mà chính phủ Kishida đặc biệt tăng cường quan hệ quân sự với các đối tác trong hiệp hội này. Đó là Mỹ, Úc, Ấn Độ.
Cuối năm ngoái, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đồng ý hợp tác phát triển vũ khí siêu thanh. Và mới đây, tuần trước, thủ tướng Nhật Bản và Úc ký văn bản tăng cường và tạo thuận lợi đáng kể cho hợp tác quân sự giữa hai nước. Văn bản này được gọi là «Thỏa thuận tiếp cận qua lại» (Reciprocal Access Agreement) và cung cấp khả năng tương tác của lực lượng vũ trang hai quốc gia, khả năng chia sẻ cơ sở hạ tầng quân sự của nhau. Nhật Bản đã có một thỏa thuận như vậy với Hoa Kỳ. Nhưng Tokyo muốn ký kết các thỏa thuận tương tự với các quốc gia khác, chẳng hạn như với Anh và Pháp. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản muốn dẫn dắt chính trị gia các quốc gia khác nhau đến ý nghĩ việc quân sự hóa Nhật Bản là một quá trình tự nhiên và hợp thức.
Đại dịch COVID-19
Các nước nhóm Quad muốn sản xuất hàng tỷ vắc xin và tiến hành tập huấn chống đại dịch
Hoa Kỳ và các nước NATO tỏ ra khiêm tốn trước hoạt động quân sự hóa của Đất nước Mặt trời mọc. Họ thực sự khuyến khích quá trình này, theo đuổi mục tiêu đưa Nhật Bản tham gia mặt trận chung chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sẽ thật tuyệt khi nhớ lại những bài học lịch sử - sự trợ giúp quân sự của Đức và Anh đối với đế quốc Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 đã khiến nước này biến thành một con quái vật hung hãn, và không chỉ Trung Quốc trở thành nạn nhân kế hoạch bành trướng của Tokyo trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mà còn cả các vùng đất thuộc sở hữu của Anh ở Châu Á, các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và những nước khác.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận