Từng bị coi là ‘vô bổ’, eSports Việt Nam nâng ‘level’ quốc tế như thế nào?

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thể thao điện tử (eSports) xuất hiện, nhanh nhạy bắt nhịp kịp thời với xu thế chung của xã hội và đã có những bước chuyển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Sputnik
Trước đây, games hay trò chơi điện tử bị coi là thú vui giải trí “có hại cho sức khỏe”, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nhưng điều gì khiến games tại quốc gia này trở thành bộ môn thể thao, thậm chí mang tầm quốc tế?

Esports khác Games ở điểm nào?

Ông Đỗ Việt Hùng, Tổng Thư ký Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam, khẳng định rằng, thể thao điện tử (eSports) là một môn thể thao. Bằng chứng là việc eSports đã được lựa chọn đưa vào thành nội dung thi đấu chính thức tranh huy chương ở SEA Games 30, SEA Games 31 và ASIAD 19 sẽ được tổ chức vào tháng 9/2022 tại Trung Quốc.
“Việc phân biệt giữa thể thao điện tử và trò chơi điện tử (game) là hết sức cần thiết, có vai trò quan trọng, tạo ra nhận thức đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về một môn thể thao thế hệ mới, một môn thể thao rất tiềm năng ở Việt Nam” - Ông Đỗ Việt Hùng phân tích.
Thể thao điện tử hướng tới những sân chơi lớn
Trên trường đấu khu vực và quốc tế, đội tuyển eSports Việt Nam gặt hái được nhiều thành công và được đánh giá là một đội mạnh. Đây là tiền đề thuận lợi để thể thao điện tử Việt Nam ngày càng được tiếp cận, khẳng định mình ở những sân chơi lớn.
Theo ông Hùng, có hàng loạt trò chơi điện tử được tung ra thị trường trên toàn thế giới mỗi ngày, nhưng không phải game nào cũng được coi là một bộ môn thể thao điện tử. Để một trò chơi trở thành môn thể thao điện tử cần có các điều kiện sau đây, ông Đỗ Việt Hùng cho biết thêm:
“Trò chơi điện tử phải được bổ sung luật thi đấu. Trong luật thi đấu sẽ thể hiện được tính cạnh tranh công bằng; có các yếu tố về kỹ-chiến thuật; Thể thao điện tử cần phải có những hoạt động tổ chức như các giải đấu, các sự kiện, đồng thời cũng cần phải được công nhận bởi các tổ chức quốc tế”.
Huyền thoại DOTA 2 Việt Nam đột ngột qua đời

Cộng đồng eSports ở Việt Nam hình thành ra sao?

Có thể nói, cộng đồng eSports được hình thành khá sớm tại Việt Nam từ đầu những năm 2000 với sự xuất hiện của các bộ môn đời đầu như Starcraft, Counter Strike 1.1 và AOE. Tuy nhiên, các cộng đồng này đều mang tính tự phát và hoạt động nhỏ lẻ. Nếu có đi thi đấu thì quy mô giải còn hạn chế.
Năm 2002, Việt Nam lần đầu tham dự giải đấu World Cyber Games (WCG) trong bộ môn AOE. Sự kiện này đánh dấu “ấn tượng Việt Nam” trên bản đồ eSports châu Á.
Thể thao điện tử hướng tới những sân chơi lớn
Từ năm 2003 - 2008 chứng kiến sự phát triển “bùng nổ” của cộng đồng eSports. Trên tất cả các diễn đàn eSports khu vực và quốc tế đều phải nể phục các game thủ “cờ đỏ sao vàng”. Các “clan” được hình thành và được coi là mô hình chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Các eSports “đình đám” có sự tham dự của các game thủ Việt Nam phải kể đến Fifa Online, Counter Strike 1.6 hay Đột kích và đặc biệt là DotA Warcraft.
Sau 20 năm hình thành và phát triển, cho đến thời điểm này eSports mới thực sự được công nhận và phát triển mạnh mẽ.
Tiền điện tử ăn theo phim "Trò chơi con mực" tăng gấp bốn lần trong ngày

Đưa eSports Việt ra “biển lớn”

Để nâng tầm eSports, Việt Nam cần phải đưa ra chiến lược phát triển dài hạn và trọng tâm. Theo ông Đỗ Việt Hùng, Hội đặt ra mục tiêu về việc xây dựng và phát triển hệ thống thể thao điện tử tại Việt Nam một cách toàn diện, phát triển đúng hướng, bền vững theo hướng chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.
“Với thể thao điện tử tại Việt Nam, Hội đặt ra mục tiêu đưa trọng tâm vào việc đào tạo và phát triển nguồn lực” - Ông Đỗ Việt Hùng cho biết thêm.
Ngày 13/1/2021, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam đã tổ chức công bố hai hệ thống giải quốc gia là Vietnam eSports Championship (VEC) và Giải sinh viên toàn quốc UEC - University eSports Championship (UEC) đồng thời công bố Danh sách 10 bộ môn eSports thuộc 2 hệ thống giải đấu này.
Thể thao điện tử hướng tới những sân chơi lớn
Ngày 28/10/2021, Giải đấu thể thao điện tử khu vực Đông Nam Á 2021 (SEA eSports Championship 2021; gọi tắt là SEA EC 2021) cũng được ra mắt.
Với 3 bộ môn PUBG Mobile, Liên minh huyền thoại: Tốc chiến và VALORANT, SEA EC 2021 diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Sau khi Vòng loại diễn ra vào tháng 11-12/2021 tại mỗi quốc gia, giải đấu dự kiến chào đón 52 đội tuyển là đại diện của 10 Liên đoàn Thể thao điện tử tại Đông Nam Á cùng nhau tranh tài ở các nội dung để giành về giải thưởng với tổng giá trị hơn 140.000 USD. Sự kiện sẽ chính thức diễn ra trong tháng 1/2022.
Thể thao điện tử hướng tới những sân chơi lớn
Với sự hợp tác của các liên đoàn thể thao điện tử các nước Đông Nam Á, SEA EC sẽ là một giải đấu thường niên chất lượng cao trong khu vực, có thể cạnh tranh sức hút với các giải đấu quốc tế khác.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức SEA Games 31 chính thức công bố thể thao điện tử trở thành một trong 40 môn thể thao tranh huy chương là một dấu mốc quan trọng thể hiện sự công nhận của toàn xã hội đối với thể thao điện tử bình đẳng với các môn thể thao truyền thống.
Thảo luận