Để đánh giá mức độ lây nhiễm của biến thể Omicron, các nhà khoa học Nga đã tiến hành một loạt thí nghiệm để xác định khả năng tồn tại của virus trên các bề mặt kim loại, nhựa, gạch gốm và trong nước cất ở cùng điều kiện về độ ẩm (30-40%) và nhiệt độ (26-28 độ C).
“Đã xác định được rằng virus trở nên bất hoạt nhanh nhất trên gốm - trong vòng chưa đầy một giờ đã không phát hiện thấy virus còn sống trên bề mặt này”, - ở Trung tâm Vector cho biết.
Các nhà khoa học lưu ý rằng ở môi trường bên ngoài khả năng lây nhiễm của virus sẽ giảm dần theo thời gian.
Nhìn chung, tính chất giảm khả năng lây nhiễm của Omicron không khác với các chủng coronavirus khác, vì vậy việc sử dụng chất khử trùng vẫn là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm, trung tâm nhấn mạnh.
Biến thể Omicron
Biến thể B.1.1.529, còn được gọi là chủng Omicron, được tìm thấy ở Botswana và Nam Phi vào cuối tháng 11. Nó mang hàng chục đột biến trong protein gai là môi trường cần thiết để mầm bệnh lây nhiễm vào tế bào. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thay đổi trong bộ gen cho thấy biến thể virus này có khả năng lây lan mạnh và khả năng chống lại các kháng thể bảo vệ ở những người từng mắc bệnh và người đã tiêm vắc xin.