Hai con rùa biển xanh và bốn con rùa đầu to (loggerhead) được đưa vào trung tâm giải cứu động vật chữa trị trong một tháng. Sau khi lũ rùa phục hồi các nhà khoa học đã đưa chúng trở lại môi trường tự nhiên.
Trong số rùa nói trên có một con kém may mắn nhất - từ cơ thể của nó đã thải ra mười loại nhựa.
“Chúng tôi hiếm khi thấy nhiều nhựa như thế này trong một con rùa. Đồng thời, trong nước biển có rất nhiều nhựa, và động vật đóng vai trò như một dấu chỉ báo về số lượng chất gây ô nhiễm này”, - nhà sinh vật học của Quỹ Mundo Marino, cô Karina Alvarez cho biết.
Alvarez lưu ý rằng sự hiện diện của nhựa trong cơ thể động vật không phải lúc nào cũng có thể nhận ra ngay lập tức: những con rùa được cô và đồng nghiệp giải cứu thoạt trông có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
“Mối nguy hiểm của nhựa là khó nhận thấy đến cùng. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không được xử lý, chất thải sẽ dẫn đến cái chết của nhiều loài động vật”, - nhà sinh vật học giải thích.
Rác thải nhựa không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí. Đầu tháng 1, các nhà khoa học đã chỉ ra nguồn gây ô nhiễm không khí chính là từ các sợi vi nhựa trong số các thiết bị gia dụng - máy sấy hóa ra là nơi thải ra các chất có hại cho sức khỏe con người trong quá trình hoạt động.