Hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế
“Khái niệm pháp lý về một hòn đảo trong Công ước có nghĩa là một vùng đất hình thành tự nhiên, nằm trên mực nước khi thủy triều lên và cho phép con người sống trên đó, tức là ít nhất phải có nước ngọt, - chuyên gia về luật hàng hải, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Pavel Gudev nhấn mạnh. - Còn các mỏm đá, đá ngầm và đảo san hô ở Hoàng Sa và Trường Sa không đáp ứng được các tiêu chí này. Xung quanh các tảng đá, theo Công ước 1982, chỉ có thể thiết lập khu vực 12 dặm. Mỏm đá, rạn san hô và đảo san hô nổi dần lên sau thủy triều không được bất kỳ quyền nào, cũng như các đảo nhân tạo chỉ có vùng an toàn 500 m. Trọng tài La Hay năm 2016 đã phán quyết rằng trạng thái của một thực thể trên Biển Đông phải được xác định theo trạng thái ban đầu của nó, tức là nếu hòn đảo được tạo ra dựa trên bãi đá ngầm và đặt trên đó một hệ thống khử muối làm nước ngọt, thì đó vẫn chỉ là một bãi đá ngầm, và không thể coi là một hòn đảo chính thức mà xung quanh đó có thể thiết lập vùng đặc quyền kinh tế”.
Giải quyết xung đột ở Biển Đông?
“Có thể, - Mikhail Terskikh, nhà khoa học chính trị, nhà phương đông học, nghiên cứu viên tại IMEMO, nói, - nhưng chỉ trong điều kiện không thể hòa giải được thì các bên phải nhượng bộ lẫn nhau, chẳng hạn như không được xây thêm đảo nhân tạo, v.v. Giờ đây, điều này bị cản trở do sự can thiệp của các quốc gia ngoài khu vực vào cuộc xung đột. Trung Quốc buộc phải đáp trả trước hành động của Hoa Kỳ, Nhật Bản, v.v., và phản ứng từ các nước ASEAN, đầu tiên là Việt Nam, trước các hành động của Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào của các nước không liên quan trực tiếp đến xung đột đều phản tác dụng, sẽ dẫn đến một vòng căng thẳng tiếp theo, không làm suy giảm mà còn trầm trọng thêm tình hình. Việc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước ASEAN dù khó khăn, lâu dài vẫn là điều cần thiết. Một ví dụ điển hình của việc giải quyết tranh cãi là sự phân định Biển Caspi giữa 5 quốc gia ven biển với những lợi ích, nền tảng lịch sử và văn hóa khác nhau. Quá trình kéo dài hơn 20 năm, nhưng thông qua những sự nhượng bộ lẫn nhau, vấn đề này đã được giải quyết”.
“Một ví dụ về các thỏa thuận có thể có giữa các bên là Hiệp định giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 25 tháng 12 năm 2000 về hợp tác đánh bắt cá ở Vịnh Bắc Bộ. Nếu có ý chí chính trị, một sự đồng thuận như vậy có thể thực hiện được đối với toàn bộ vùng Biển Đông, cũng như các thỏa thuận về chủ quyền chung trên một số đảo. Chìa khóa để giải quyết các vấn đề của Biển Đông là nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt cho tất cả các quốc gia trong khu vực, sự hợp tác toàn diện và cùng có lợi giữa ASEAN với Trung Quốc và ngược lại - Trung Quốc với các nước ASEAN, điều này sẽ dẫn đến một thỏa hiệp có thể chấp nhận được cho cả hai bên và giữ gìn sự cân bằng lợi ích”.