Cảnh báo 'shock' tâm lý khi học sinh đi học trở lại

HÀ NỘI (Sputnik) - Sau một thời gian dài học trực tuyến, thời gian biểu và thói quen sinh hoạt của học sinh thay đổi. Các chuyên gia và nhà tâm lý học đưa ra các khuyến nghị giúp học sinh quay trở lại trường học một cách tốt nhất.
Sputnik
Dịch COVID-19 tại Việt Nam đang dần được kiểm soát với tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 89,2% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 67% dân số 12-17 tuổi, ở cả 63 tỉnh thành. Do đó, việc chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường học là đúng đắn, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, tránh các em bị 'shock' về tâm lý.

Hệ luỵ của học trực tuyến quá lâu

Thực tế cho thấy, sau thời gian học trực tuyến kéo dài, khá nhiều học sinh xuất hiện "sức ỳ tâm lý", không muốn đi học trở lại, ngại giao tiếp. Nhiều em cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà và coi thiết bị điện tử như một người "bạn thân."
Một số chuyên gia tâm lý cảnh báo, việc học trực tuyến kéo dài khiến các em mắc vấn đề về tâm lý. Các em sẽ có xu hướng tự thu mình với các bạn cùng lớp dù đã biết nhau, chắc chắn sẽ có nhiều trường hợp phát sinh khi đi học trở lại.
Đại dịch COVID-19
Một số địa phương điều chỉnh lịch học, đón học sinh trở lại trường từ ngày 27/12
Bên cạnh các biện pháp an toàn về sức khoẻ thì nhà trường và gia đình cần nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của các em để có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, cần có các phương án hỗ trợ kịp thời học sinh trong những tình huống trên.
Theo gợi ý của các chuyên gia, thời gian đầu, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có thể dành một vài buổi nói chuyện, chia sẻ trong phạm vi lớp học hoặc tăng cường phối hợp trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm hiểu những vấn đề các em đang gặp phải cả trong và ngoài nhà trường.
Hé lộ mức thưởng Tết ‘khủng’ của giáo viên dịp Tết Nhâm Dần 2022

Phụ huynh cũng phải thích ứng với 'bình thường mới'

Việc thay đổi từ học trực tuyến sang trực tiếp cần cả sự thích ứng linh hoạt của phụ huynh học sinh. Theo ghi nhận, phần lớn các em đã quen với việc học trực tuyến, thậm chí thích vì không phải dậy sớm, không phải di chuyển đến trường, nhất là có thể “học theo cách của mình”.
“Điều khiến tôi lo lắng nhất khi con đi học trở lại chính là làm thế nào để con thay đổi được thói quen đã hình thành trong suốt thời gian học trực tuyến. Từ việc chơi game, giờ giấc ăn ngủ đến việc giao tiếp, ứng xử ở trường. Liệu con có sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với tôi, với giáo viên ở trường hay con sẽ lẳng lặng giải quyết vấn đề của mình?”, chị Bùi Thuyết, một phụ huynh tại quận Hai Bà Trưng, bày tỏ lo lắng với TTXVN.
Đại học nào tại Hà Nội chuẩn bị học trực tiếp sau Tết?
Đối với học sinh, đặc biệt là các em ở lứa tuổi dậy thì có tâm sinh lý đang phát triển, chưa ổn định thì việc chuẩn bị quay lại trường phải được thực hiện có lộ trình, tránh bị "shock". Cô Đào Hồng, giáo viên Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân, chia sẻ:
“Tùy vào độ tuổi khác nhau mà phụ huynh sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Điều quan trọng nhất là tạo cho con một trạng thái tích cực khi đến trường. Khi đó, việc điều chỉnh, uốn nắn các con vào một thói quen mới, giờ giấc học tập sinh hoạt mới sẽ dễ dàng hơn".
Đại dịch COVID-19
Cần xem lại công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ tại Việt Nam hay không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các nhóm đối tượng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Thảo luận