Mối nguy hiểm chết người của Thế vận hội Olympic ở Trung Quốc

Sự nóng lên toàn cầu đang gây nguy hiểm cho tương lai của Thế vận hội mùa đông, và tuyết nhân tạo chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đây là kết luận của các chuyên gia từ Đại học Loughborough (Anh) và tổ chức Protect Our Winters, trong công trình nghiên cứu của mình họ gọi tuyết nhân tạo là yếu tố nguy hiểm chết người.
Sputnik
Do biến đổi khí hậu, đến năm 2050, hầu hết các thành phố trước kia từng đăng cai tổ chức Thế vận hội sẽ không còn đủ tuyết thật để tiến hành thi đấu các môn thể thao mùa đông. Năm 2022, các nhà tổ chức Thế vận hội của Trung Quốc đã phải sử dụng thiết bị tạo tuyết nhân tạo. Tuy nhiên, các vận động viên và nhà khoa học lo ngại rằng loại tuyết này có thể gây ra mối đe dọa đến tính mạng của những người tham gia thi đấu.
Theo báo cáo của các chuyên gia Anh, tuyết nhân tạo có 30% là băng và 70% là không khí, trong khi tuyết thật chỉ chứa 10% băng và 90% không khí.
“Khi các dốc trượt tuyết được làm bằng tuyết nhân tạo, chúng rất cứng. Điều này gây nguy hiểm cho các vận động viên. Trong quá khứ đã từng xảy ra những vụ tử vong,” - vận động viên tự do người Scotland Laura Donaldson nói với các nhà nghiên cứu.
Trước đó, Sputnik đưa tin rằng, Trung Quốc trở thành nước chủ nhà đầu tiên của Thế vận hội mùa đông sử dụng tuyết nhân tạo dành riêng cho các môn thi đấu. Tuy nhiên, cần rất nhiều nước để tạo ra lớp vỏ bọc tốt, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình hình ở quận Trương Gia Khẩu khô cằn, nơi diễn ra các cuộc thi đấu.
Thành phố Mỹ mua quyền tổ chức Thế vận hội: vụ bê bối tham nhũng gây chấn động thế giới
Thảo luận