Chuyên gia dinh dưỡng cho biết những lợi ích và tác hại của việc ăn cay

Thức ăn cay khởi động những quá trình nào trong cơ thể, ăn cay có lợi ích và rủi ro gì? Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa Margarita Arzumanyan giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Sputnik
Các món ăn cay có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng, bạn nên thận trọng khi ăn các gia vị cay, vì tác động của chúng đối với cơ thể không phải lúc nào cũng có lợi, - chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ tiêu hóa Margarita Arzumanyan cho biết:

"Có những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, thức ăn cay có tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư và chống viêm. Thức ăn cay có thể giúp giảm cân, làm giảm cholesterol xấu, giúp duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc với sự tham gia của khoảng 4,5 nghìn người cho thấy rằng, những người ăn thường xuyên hơn 50 gram ớt mỗi ngày có nguy cơ suy giảm nhận thức gấp hai lần so với những người ăn lượng ớt ít hơn. Vì vậy, không phải mọi thứ đều tuyệt vời với những đồ ăn cay", - bác sĩ Margarita Arzumanyan nói với Sputnik.

Tin nóng: Các nhà bác học cho biết về ảnh hưởng của ớt đối với bệnh ung thư

Người ốm nên hay không nên ăn cay?

Thực phẩm cay có tác dụng làm ấm cơ thể, nhưng, không nên sử dụng nó như quả mâm xôi hoặc mật ong để tăng tiết mồ hôi khi bị cảm lạnh, chuyên gia dinh dưỡng nói tiếp. Thực tế là những đồ ăn cay có thể khiến bệnh nhân bị ho, viêm họng nhiều hơn, và thậm chí gây nên tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi, bác sĩ giải thích.
"Các loại thức ăn cay có những kiểu cay khác nhau, chẳng hạn, hạt tiêu đen và ớt cay có chứa chất capsaicin và piperine bám vào thụ thể trên tế bào lưỡi thường được kích hoạt ở nhiệt độ rất cao. Tín hiệu truyền đến não và não nhận thức món ăn cay, bởi vì não thật sự tưởng nó bị đốt. Kết quả là, món ăn cay làm tuần hoàn máu tăng nhanh, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vì thức ăn cay có tác dụng kích thích mạnh lên niêm mạc, đường hô hấp trên, ngoài da, vì thế ăn cay chống chỉ định cho những người bị ho. Nói chung, người mắc bệnh giai đoạn cấp tính nên tránh đồ ăn cay", - Margarita Arzumanyan nhấn mạnh.
Ớt cay có tác dụng làm tăng tuổi thọ

Ai không nên ăn cay?

Trong số các bệnh mãn tính, chống chỉ định ăn cay là rối loạn đường tiêu hóa, chuyên gia nói tiếp:
“Tất cả các khuyến cáo về điều trị các bệnh đường tiêu hóa đều chỉ ra rằng: cần tránh ăn cay. Điều quan trọng cần lưu ý là đồ ăn cay không gây loét dạ dày hoặc tá tràng. Dù không gây ra, nhưng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện có”, - chuyên gia dinh dưỡng làm rõ.
Tuy nhiên, nếu ăn cay từ lâu đã là thói quen, và bạn không cảm thấy khó chịu sau khi ăn cay thì cũng có thể sử dụng những món ăn cay trong thời gian bị bệnh, chuyên gia cho biết.
Thảo luận