Sputnik tìm hiểu liệu điều này có chấm dứt sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu hay không.
Mắc nợ
Sự gia tăng chi tiêu hàng loạt của chính phủ trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến tổng nợ công tăng mạnh: 300 nghìn tỷ USD, gần 350% GDP toàn cầu. Đây là mức tối đa trong lịch sử.
Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, 74 nước nghèo nhất vào năm 2022 sẽ phải trả 35 tỷ - nhiều hơn 45% so với năm 2020 (theo số liệu mới nhất).
Tình hình đặc biệt tồi tệ ở Sri Lanka. Cơ quan quốc tế S&P Global đã hạ xếp hạng trái phiếu chính phủ của nước này. Trong danh sách đen còn có Ghana, El Salvador, Tunisia và hàng chục quốc gia châu Phi khác.
Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nguy cơ khủng hoảng nợ nảy sinh do tiền được vay không phải từ các tổ chức quốc tế mà là từ thị trường vốn.
Việc giảm lãi suất của các Ngân hàng Trung ương thế giới đã làm cho các khoản vay tương đối rẻ. Tuy nhiên, hiện nay chính sách tiền tệ đang thắt chặt khắp nơi, các khoản nợ tái cấp vốn ngày càng trở nên đắt đỏ.
Các nhà chiến lược về thị trường mới nổi tại M&G Investments đang kêu gọi hành động khẩn cấp về vấn đề này. Các tùy chọn bao gồm cả việc đình chỉ hoàn trả khoản vay.
Vấn đề phức tạp thêm do thực tế là các nhà đầu tư không biết mức độ thực sự của khoản nợ. Theo các nhà kinh tế Ngân hàng Thế giới, 40% các nước thu nhập thấp đã không công bố dữ liệu tương ứng.
Kế hoạch Đình chỉ Trả nợ (DSSI) dành cho các nước nghèo, được tạo ra theo sáng kiến của G20, quy định sự tham gia của các chủ nợ tư nhân và kéo dài thời hạn trả nợ trong 6 năm.
Năm 2020, Chad và Zambia yêu cầu sử dụng thủ tục này, nhưng không thể cung cấp thông tin chính xác về số tiền và chính xác họ nợ những ai. Các cố vấn tài chính bên ngoài giải quyết vấn đề này phải sau 6 tháng.
Những hình ảnh nổi bật trong tuần. 6 - 12 tháng Tám
© AFP 2023 / Gianluigi Guercia
Các chủ nợ chờ đợi
Các nhà phân tích nói tỷ trọng của các quốc gia gặp khó khăn trong GDP toàn cầu là rất nhỏ. Và khoản nợ tổng hợp của họ là không đáng kể trong điều kiện tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào mức độ thiệt hại của chính các chủ nợ. Trong số đó có Nga. Đặc biệt có nhiều nước"nghèo" nợ Trung Quốc (149 tỷ USD) và Nhật Bản (107 tỷ USD).
Vay nhiều nhất từ Nga là Belarus (8,1 tỷ). Trong số những nước đầu bảng còn có Bangladesh (2,4 tỷ), Venezuela (1,8 tỷ), Ấn Độ (1,7 tỷ), Việt Nam (1,6 tỷ). Con số của Yemen, Afghanistan, Serbia, Syria ít hơn nhiều.
“Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch vượt ra ngoài quan hệ tài chính, vì vậy không có gì đáng nói về tính dễ bị tổn thương của Moskva do vấn đề với các khoản vay này: các thực thể kinh tế trong nước không phụ thuộc trực tiếp vào điều này”, Alexander Semenov, phó giáo sư tại Khoa Kinh tế, Đại học Hữu nghị giữa các dân tộc của Nga (RUDN) nói.
“Belize, Argentina, Ecuador, Li băng, Suriname và Zambia đã phá sản vào năm 2020, nhưng điều này không gây khó khăn cho những con nợ lớn. Và Nga là một trong số đó”, Anton Prokudin, trưởng nhóm kinh tế vĩ mô tại công ty quản lý «Ingosstrakh Investments» của Nga, nhắc lại.
Tuy nhiên, bản thân các con nợ sẽ gặp khó khăn
Năm 2020, các nhà kinh tế Carmen Reinhart (Đại học Harvard), Sebastian Horn (Đại học Ludwig-Maximilian ở Munich) và Christoph Trebesh (Viện Kinh tế Thế giới Kiel) ước tính Trung Quốc đã bí mật chuyển hơn 200 tỷ USD cho các nước nghèo đang phát triển. Vì khoản nợ tiềm ẩn này, rất khó đánh giá các rủi ro.
Trước hết, các khoản cho vay đã được chi ra cho các dự án cơ sở hạ tầng. Không giống như các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng Thế giới, Bắc Kinh cung cấp tiền theo điều kiện thương mại và yêu cầu không được tiết lộ.
Hậu quả là rõ ràng. Trung Quốc, với tư cách là một trong những chủ nợ chính, sẽ nhận quyền sở hữu các dự án cơ sở hạ tầng này. Ví dụ, Sri Lanka đã mất quyền kiểm soát đối với một cảng có tầm quan trọng chiến lược.
“Hoa Kỳ có thể sẽ phản đối điều này và chúng ta sẽ chứng kiến những trò chơi địa chính trị mới. Giờ đây,“những khoản nợ mờ đục ”chủ yếu được hiểu là các khoản vay từ Trung Quốc, chúng được phát hành dưới sự bảo đảm của nhà nước”, Vitaly Mankevich, chủ tịch Liên minh Các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga — châu Á.
Bắc Kinh, Trung Quốc
© AP Photo / Andy Wong
Phản ứng dây chuyền
Trong mọi trường hợp, nền kinh tế thế giới ở giai đoạn phục hồi sau COVID không cần đến các vấn đề về nợ nần. Sự phá sản của các “nước nghèo” sẽ hạn chế nguồn lực vay cho tất cả các nước đang phát triển. Các quốc gia có thu nhập trung bình như Li băng, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gánh khoản nợ lãi suất thấp trong thời kỳ đại dịch và hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết.
Cũng có những rủi ro đối với các khoản vay đắt hơn đối với Nga, mặc dù Moskva đang ở tình trạng tốt.
"Dự trữ nhà nước bao phủtoàn bộ nợ nước ngoài, mức nợ ổn định (khoảng 20% GDP), nhu cầu tài trợ ra bên ngoài là hạn chế", Mikhail Bespalov, một nhà phân tích tại KSP Capital nói rõ.
Một điều nữa là bất ổn địa chính trị. Các nhà phân tích của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã cảnh báo nợ cắt cổ và chi phí gia tăng sẽ ngày càng khó đối phó với tác động kinh tế của COVID-19 và tài trợ cho chi tiêu xã hội. Sự phân tầng xã hội sẽ ngày càng gia tăng.
Kết quả có thể là một "cuộc khủng hoảng sinh kế" toàn diện. Người tị nạn sẽ đổ về các nước thịnh vượng. Di cư do kinh tế là vấn đề mà các chuyên gia gọi là một trong những rủi ro chính trong thập kỷ tới. Và đây là những xung đột địa chính trị mới.