Viettel được định giá gần 9 tỷ USD, vượt cả Qualcomm, Lenovo, Nestlé

Theo Brand Finance, Viettel tiếp tục là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu khu vực Đông Nam Á, đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất lọt top 250 doanh nghiệp giá trị nhất thế giới, vượt qua những tên tuổi lớn khác như Nestlé, Qualcomm, Spotify hay Lenovo.
Sputnik
Trong năm 2021, dưới tác động của đại dịch, nhu cầu sử dụng internet của người dân tăng cao hơn bao giờ hết. Điều này đã đặt ra vấn đề phát triển internet băng thông rộng với các nhà mạng trong nước.

Viettel là thương hiệu Việt Nam duy nhất lọt top 500 thế giới

Trong báo cáo mới đây của Brand Finance, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã tăng giá trị đến 44%, qua đó thăng 99 bậc trên Bảng xếp hạng 500 thương hiệu toàn cầu mới nhất năm 2022.
Theo đó, Viettel hiện được định giá lên tới 8,758 tỷ USD, là thương hiệu giá trị cao nhất Việt Nam, đứng top 2 trong khối ASEAN và đứng thứ 227 trên thế giới.
Doanh thu Samsung tương đương 20% GDP Việt Nam, PVN lãi vượt Viettel
Viettel cũng lọt top 10 thương hiệu có tốc độ thăng hạng nhanh nhất (không kể đến các doanh nghiệp mới xuất hiện trong danh sách) trên bảng xếp hạng.
Trong báo cáo của Brand Finance, Viettel là thương hiệu duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á.
Trong số các nước ASEAN, Indonesia có Telkom Indonesia đứng thứ 490, lần đầu góp mặt vào danh sách trong năm nay 2022. Thái Lan có doanh nghiệp dầu khí PTT (sở hữu nhà nước), xếp hạng 377. Singapore có 3 đại diện là các ngân hàng DBS (hạng 234), UOB (hạng 468) và OCBC (hạng 482). Malaysia có Petronas (hạng 143), trong khi Philippines chưa có doanh nghiệp nào được vào bảng xếp hạng.
Trong số đó, Petronas là thương hiệu ASEAN có giá trị nhất. Viettel là thương hiệu giá trị thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Petronas.

Viettel vượt Lenovo, Qualcomm, Nestlé

Theo bảng xếp hạng do Brand Finance công bố, có tổng cộng 36 thương hiệu viễn thông nằm trong Top 500. Viettel đứng thứ 18 trong số các thương hiệu viễn thông, xếp trên nhiều thương hiệu nổi tiếng khác của thế giới như Nestlé (Thụy Sĩ), Qualcomm (Mỹ), Spotify (Thụy Điển), Lenovo (Trung Quốc), Claro (Mexico)…
Trong năm 2021, Viettel cũng lọt top 500 thương hiệu mạnh nhất thế giới, đứng hạng 325, tăng 32 bậc so với năm 2020, cũng là thương hiệu viễn thông duy nhất của Đông Nam Á trong danh sách này.
Lý do Viettel đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ cao cho Hải quân Việt Nam là gì?
Năm 2021, theo bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông Telecoms 150 của Brand Finance, Viettel được định giá hơn 6 tỷ USD (tăng 3,4% so với năm 2020), đứng thứ 10 châu Á và thứ 24 trên thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2020, vượt qua SK Telecoms – công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc.
Tập đoàn viễn thông số 1 Việt Nam đã tăng gấp đôi giá trị thương hiệu sau khi chuyển từ một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông thành một doanh nghiệp đi đầu về kiến tạo xã hội số năm 2018, theo Brand Finance.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - nguyên Quyền chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cũng góp mặt trong top 150 lãnh đạo hàng đầu thế giới về thương hiệu. Theo đó, ông Dũng đứng thứ 130 trong danh sách Brand Guardianship Index 2022 của Brand Finance.

Nhu cầu internet băng thông rộng tăng cao

Năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng internet của người dân cho học tập, làm việc, giải trí trực tuyến cũng tăng cao hơn bao giờ hết.
Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà mạng viễn thông cố định và di động trong nước. Từ đó, vấn đề phát triển hạ tầng viễn thông và các dịch vụ internet băng thông rộng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân là mục tiêu của ngành viễn thông năm 2022.
Theo Tổng thư ký Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Đoàn Quang Hoan, phần lớn người dùng không quan tâm đến tốc độ mạng là bao nhiêu mpbs mà chủ yếu chính là sự ổn định khi trải nghiệm dịch vụ internet.
Viettel được USPTO Mỹ cấp thêm 2 bằng sáng chế công nghệ độc quyền
Điều này có nghĩa là, người dùng chú trọng đến sự ổn định của mạng internet, nhất là kết nối ổn định vào thời gian cao điểm, sự tương xứng giá cả chất lượng và dịch vụ, tốc độ tăng, tải dữ liệu,…
Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ internet băng rộng cố định và di động phải đảm bảo các mạng lưới mà mình cung cấp “có tính chất đàn hồi, chịu va đập tốt”.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) Hoàng Việt Anh cho rằng, chất lượng internet hiện nay không chỉ được đánh giá qua tốc độ băng thông mà còn qua trải nghiệm người dùng.
Điều này càng đặc biệt đúng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã làm tăng đồng loạt các hoạt động trên môi trường internet đối với tất cả các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Hiện FPT Telecom đang vận hành 2 hệ thống đánh giá chất lượng internet. Trong đó, một hệ thống lấy ngẫu nhiên từ 5.000-10.000 phản hồi từ khách hàng trên cả nước mỗi tuần để ghi nhận khuyết điểm và tìm giải pháp xử lý.
Hệ thống thứ hai thì liên tục đo đạc các thông số về những vấn đề phát sinh trên hạ tầng để chủ động nắm được ưu, nhược điểm, từ đó nâng cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Nhu cầu sử dụng internet băng thông rộng cố định của người dùng hiện đã không còn bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể mà có sự gia tăng rõ rệt trong 3 nhóm chính là học tập, làm việc và giải trí. Ngoài ra, thời lượng sử dụng cũng tăng lên đáng kể.
Trong suốt 2 năm qua, nhất là nửa cuối năm 2021, FPT Telecom nhận thấy nhu cầu sử dụng băng thông rộng cố định của khách hàng ngày càng gia tăng.
Viettel - Tiên phong, chủ lực, ghi tên Việt Nam lên bản đồ công nghệ số thế giới
Trong các đợt giãn cách, người dân ở nhiều địa phương chủ yếu ở trong nhà thì nhu cầu đã chuyển từ dịch vụ di động truyền thống (mobile) sang dịch vụ internet băng thông rộng tăng cao.
Việc gọi thoại, nhắn tin dần trở thành phương thức chủ đạo của người dân và các doanh nghiệp. Từ thực tế trên, ông Hoàng Việt Anh cho rằng, xu thế sử dụng băng thông rộng cố định sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chế độ làm việc từ xa đã làm nảy sinh xu hướng người dân chuyển từ thành phố lớn về quê làm việc. Do đó, tiềm năng phát triển băng thông rộng cố định tại các tỉnh, thành phố vẫn đang tiếp tục tăng.

Tăng cường phát triển internet băng thông rộng

Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, tính đến hết năm 2021, Việt Nam có 70,9 triệu thuê bao băng rộng di động (chiếm 57,23% tổng số thuê bao di động), tăng hơn 4% so với năm 2020. Có 18,79 triệu thuê bao internet băng rộng cố định, tăng 14,59%...
Dù đây là xu thế tất yêu trong cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng là xu thế phù hợp với nhu cầu người dân, áp lực về doanh thu viễn thông vẫn gây ra một số khó khăn nhất định.
Tỷ lệ doanh thu trung bình (ARPU) của thuê bao băng rộng cố định trong 10 tháng năm 2021 chỉ đạt 137.000 đồng (khoảng 6 USD), giảm 8% so với năm 2020 (149.000 đồng).
Đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ 5G thế giới, Viettel tính đến 6G, bay vào vũ trụ
Việt Nam hiện có gần 18 triệu thuê bao cáp quang, tuy nhiên trong đó có đến 83% sử dụng các gói cước tốc độ dưới 100Mbps. Điều này khiên cho tốc độ cáp quang của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với một số nước khác trong khu vực.
Theo ông Hoàng Đức Dũng (đến từ Tổng công ty Mạng lưới Viettel), Việt Nam là một trong những nước có giá cước internet rẻ nhất thế giới, xếp thứ 12/211 quốc gia và vùng lãnh thổ về giá cước internet băng rộng cố định.
Trong năm vừa qua, dù dung lượng internet tăng nhanh, lượng doanh thu chỉ tăng 2%/năm. Điều này tạo ra áp lực lớn với các nhà mạng trong nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với hàng trăm triệu người sử dụng viễn thông trong nước, doanh thu của ngành viễn thông có thể lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, lợi nhuận hàng chục ngàn tỷ đồng.
Vì vậy, để thúc đẩy và đảm bảo an toàn mạng viễn thông, các thiết bị viễn thông phải đạt tiêu chuẩn về an toàn an ninh mạng. Các nhà mạng phải đầu tư công nghệ, thiết bị để đảm bảo mạng viễn thông an toàn, xây dựng không gian internet lành mạnh cũng nhưng tạo thuận lợi cho việc truy vết hoạt động vi phạm của cơ quan an ninh.
Về phần mình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Phong Nhã cho rằng, các nhà mạng cần tập trung nâng cấp băng thông, tăng cường năng lực moderm, mở rộng băng thông trong nước và quốc tế.
Với băng rộng di động, cần bổ sung thêm băng tần cho mạng 4G. Các doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô thử nghiệm và đẩy nhanh quá trình thương mại hóa mạng 5G.
Năm 2022, Cục Viễn thông đặt mục tiêu phủ sóng mạng băng rộng di động tốc độ trên 1Gb đến các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 100% người trưởng thành có smartphone; 75% hộ gia đình có FTTH (internet cáp quang); 85% thuê bao băng rộng di động/100 dân; 100% người dùng điện thoại di động có tài khoản Mobile Money.
Vingroup và Viettel: Phía sau “cái bắt tay” của hai ‘ông lớn’ Việt Nam
Cục sẽ đề xuất, tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai đồng bộ các biện pháp để khắc phục các điểm yếu. Đồng thời, tập trung quản lý các chương trình khuyến mại thuê bao mới của nhà mạng, tránh tình trạng các nhà mạng cạnh tranh quá mức về giá.
Để hạ tầng viễn thông tại Việt Nam phát triển đồng bộ, các nhà mạng cần tăng cường chia sẻ dùng chung hạ tầng, ưu tiên bổ sung số lượng trạm 4G trên các địa bàn trọng yếu.
Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ trải nghiệm người dùng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà mạng viễn thông, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông quốc gia trong tương lai.
Thảo luận