Bất ngờ: Việt Nam là quốc gia quyền lực mạnh thứ 25 thế giới

Việt Nam được đánh giá đứng thứ 25 trong danh sách các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, theo báo cáo của U.S. News & World Report.
Sputnik
Với chi phí lao động rẻ, giá cả sinh hoạt hợp lý, nền văn hóa đa dạng và năng lực xuất khẩu mạnh, Việt Nam được đánh giá là nước quyền lực thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Đây là thứ hạng hết sức bất ngờ.
Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc và Nga, như thường lệ, là 3 quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất toàn cầu.

Phân loại cường quốc hùng mạnh nhất thế giới

Trong khuôn khổ báo cáo thường niên Best Countries Rankings của U.S. News & World Report, công ty này đã phối hợp với BAV Group và Trường Wharton (Đại học Pennsylvania) để thiết lập phương pháp xếp hạng các quốc gia hùng mạnh (quyền lực) nhất thế giới (Most Powerful Countries).
U.S. News & World Report cho biết, rất khó để xác định rõ ràng quốc gia nào được xem là hùng mạnh nhất thế giới. Điều này đôi khi còn mang nặng tính chủ quan.
Phép lạ kinh tế Việt Nam là một tấm gương cho các nước khác
Theo đó, các quốc gia hùng mạnh nhất là những quốc gia có khả năng định hình nền kinh tế toàn cầu, nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới, hoặc là những nước sở hữu lực lượng quốc phòng, khí tài quân sự mạnh.
Chính sách đối ngoại của các quốc gia hùng mạnh nhất luôn được cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ và có tầm phủ sóng trên khắp thế giới.
Để thực hiện nghiên cứu của mình, U.S. News & World Report và các bên liên quan đã tiến hành khảo sát hơn 20.000 người từ châu Mỹ, châu Á, châu Âu và Trung Đông cùng châu Phi.
Những người này được yêu cầu trả lời các câu hỏi về 80 quốc gia với 5 tiêu chí: hợp tác quân sự, hợp tác quốc tế, ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế (tính cả năng lực xuất khẩu) và khả năng lãnh đạo.

Mỹ, Nga, Trung Quốc: Ai là số 1 thế giới?

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người tham gia cho rằng 10 quốc gia sau là những đất nước hùng mạnh nhất địa cầu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Cụ thể, Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, sở hữu nền kinh tế lớn nhất với GDP 20,93 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và mức 21,4 nghìn tỷ USD realtime.
GDP chỉ tăng 2,58% nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy cú đảo chiều ngoạn mục
Cũng trong năm này, ngân sách quân sự của Hoa Kỳ lên tới 778 tỷ USD, đồng thời có chi tiêu quốc phòng lớn hơn tổng chi tiêu quốc phòng của 10 nước hùng mạnh tiếp theo (Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Anh, Ả Rập Saudi, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ý).
Lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3 là Trung Quốc và Nga, đều có chi tiêu quân sự và quy mô GDP lớn.
Trong đó, GDP của Trung Quốc lên tới 14,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Là xứ sở của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản kể từ năm 1949, khi quốc gia này được thành lập với tên gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và được coi là lớn thứ hai tính theo diện tích đất liền. Vị thế của Trung Quốc cũng ngày càng tăng và được đánh giá là cường quốc hàng đầu cạnh tranh với Mỹ, Nga cũng như các đại diện khối EU.
Các nước tiếp sau đó gồm Đức, Anh, Nhật Bản và Pháp đều có nền kinh tế lớn, đóng góp nhiều viện trợ quốc tế.

Việt Nam xếp hạng 25 thế giới

Trong danh sách của U.S. News & World Report, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 25 thế giới, thứ 10 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Thứ hạng của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, dù quy mô kinh tế của Việt Nam chưa cho thấy sự ảnh hưởng lớn nhưng thế mạnh của Việt Nam là về xuất khẩu hàng hóa.
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Bên cạnh đó, Việt Nam còn được đánh giá khá cao về mức độ cởi mở với khởi nghiệp, có chi phí lao động rẻ (đứng thứ 21/80 quốc gia).
Về di sản văn hóa, Việt Nam đứng thứ 25/80 với nền ẩm thực, lịch sử phong phú và nhiều danh lam thắng cảnh được bảo tồn và phát huy.
Việt Nam xếp thứ 32/80 về chất lượng cuộc sống, với chi phí sinh hoạt và vật giá rất phải chăng.
Về du lịch khám phá Việt Nam xếp thứ 40/80, chỉ số Agility 50/80, khả năng ảnh hưởng văn hóa là 49/80.
Được biết, U.S. News & World Report là một công ty truyền thông của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực tin tức, chuyên thực hiện các bảng xếp hạng và các bài phân tích.
Thứ hạng kỷ lục của Việt Nam trên bảng xếp hạng sáng tạo toàn cầu 2019
Trên bảng xếp hạng chung (Overall Rankings), Việt Nam đang ở vị trí thứ 40. Với quy mô GDP đạt khoảng 262 tỷ USD và GDP đầu người theo sức mua tương đương (GDP (PPP) per capita) khoảng 8,381 USD.
Việt Nam xếp thứ 59 về giáo dục, hạng 34 về tư duy tiến bộ, hạng 47 về ảnh hưởng quốc tế.
Việt Nam là quốc gia tốt thứ 7 thế giới để khởi nghiệp và nơi nghỉ hưu lý tưởng hạng 35 toàn cầu.

Tổng quan về Việt Nam

Nằm dọc theo rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, Campuchia, Lào và Biển Đông.
Chính sách Đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã giúp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ thành một quốc gia hiện đại hơn, có sức cạnh tranh hơn – có tiền đồ, vị thế như ngày nay.
Dự báo của Fitch: Kinh tế Việt Nam sẽ lặp lại kỳ tích từng khiến thế giới bất ngờ?
Các doanh nghiệp nhà nước từng nắm độc quyền trong nền kinh tế và thực trạng phụ thuộc vào nông nghiệp đang kết hợp nhịp nhàng với khối tư nhân khi quốc gia này nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững thông qua thương mại và công nghiệp cởi mở hơn, bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất hàng may mặc, da giày, công nghiệp chế tạo máy và khai thác khoáng sản, tài nguyên.
Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại nổi bật nhất của Việt Nam, quan hệ song phương Việt – Mỹ đánh dấu bước chuyển biến sâu sắc nhất là sau chuyến thăm của cựu Tổng thống Obama tới Hà Nội vào năm 2016, Trump kế đó và Phó Tổng thống Kamala Harris của chính quyền Biden hiện nay.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bức tranh kinh tế Việt Nam bắt đầu sáng sủa hơn
Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm nâng cao vị thế đất nước được thể hiện bằng việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 và tham gia các cuộc đàm phán thương mại tự do với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương năm 2010 (TPP sau đó đổi thành CPTPP).
Việt Nam cũng là thành viên tích cực, đầy trách nhiệm của Liên hợp quốc, ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cũng như kết nối với các tổ chức quốc tế khác.
Thảo luận