Ba hiệp ước vì lợi ích của Mỹ
Các hiệp ước quốc tế được ký kết tại Washington trong các năm 1921-1922. là sự tiếp nối của việc củng cố cán cân quyền lực sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những thay đổi trên lục địa Châu Âu đã được bảo đảm bởi Hòa ước Paris (Versailles), nhưng thỏa thuận đó không tính đến tình hình ở Thái Bình Dương và bỏ qua lợi ích của Mỹ. Do đó, Washington đã khởi xướng việc tổ chức một hội nghị quốc tế tại Mỹ.
Ngoài nước chủ nhà là Mỹ, hội nghị còn có sự tham gia của Anh, Pháp, Nhật, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, cũng như năm nước thuộc Vương quốc Anh. Hiệp ước đầu tiên, được ký kết bởi bốn cường quốc - Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, buộc các quốc gia này phải tôn trọng quyền của nhau đối với các vùng lãnh hải ở Thái Bình Dương. Hiệp ước thứ hai, được ký kết bởi 5 quốc gia – Mỹ, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản, đưa ra các hạn chế đối với vũ khí hải quân, cấm đóng các thiết giáp hạm có lượng choán nước trên 35.000 tấn, cấm xây dựng các căn cứ quân sự mới ở phía Đông kinh tuyến 110. Các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản được phép có đội tàu tổng trọng tải tuyến tính theo tỷ lệ như sau: 5: 5: 3: 1,75: 1,75.
Hiệp ước thứ ba, được ký kết vào ngày 6 tháng 2 năm 1922 bởi tất cả chín nước tham gia hội nghị, tuyên bố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và đưa ra nguyên tắc "cơ hội bình đẳng" về thương mại và xây dựng công nghiệp ở Trung Quốc dành cho các nước đã ký hiệp định này.
Washington đã nhận được những lợi ích gì?
Các thỏa thuận được ký kết tại Washington đã củng cố vai trò hàng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ đóng vai trò nhỏ trong nền chính trị thế giới. Anh và Pháp nắm vai trò hàng đầu ở Thái Bình Dương và Trung Quốc. Anh có bốn căn cứ hải quân trong khu vực (Hồng Kông, Singapore, Sydney, Wellington) và các vùng ngoại thổ đặc biệt ở Trung Quốc. Pháp có thuộc địa rộng lớn ở Đông Dương và nhượng địa Quảng Châu Loan (Guangzhouwan) ở Nam Trung Quốc. Còn Mỹ chỉ có một căn cứ duy nhất ở Thái Bình Dương là Trân Châu Cảng.
Ngày nay, Mỹ đã trở thành cường quốc thứ nhất về tiềm nằng hải quân của mình. Nhờ vào nguyên tắc "cơ hội bình đẳng", Mỹ được quyền ngang với Anh và Pháp để hoạt động tại Trung Quốc. Mỹ đạt được việc chấm dứt Hiệp ước Anh-Nhật năm 1902, về thực chất là hiệp ước nhằm chống Mỹ.
Hy vọng của các chính trị gia Mỹ rằng ba hiệp ước này sẽ đảm bảo cho Washington chiếm vị thế hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã không thành hiện thực. Nhật Bản nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ và vi phạm tất cả các thỏa thuận Washington: gây hấn với Trung Quốc và các vùng lãnh thổ trên đảo, đồng thời là nước đầu tiên tấn công vào các vị trí của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Mỹ đã phải dùng vũ khí để bảo vệ lợi ích của mình ở Thái Bình Dương và làm cho các kế hoạch thống trị trong khu vực và trên thế giới của Nhật Bản phải thất bại.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ mở rộng sự hiện diện của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay Mỹ có các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia và Philippines. Tàu chiến của Hạm đội 7 Hoa Kỳ liên tục hiện diện ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò dẫn đầu của Mỹ đang gặp vấn đề. Với tiềm năng ngày càng lớn mạnh của mình, Trung Quốc đang là nguy cơ thách thức đối với Mỹ, hầu hết các nước trong khu vực không muốn khuất phục trước Nhà Trắng, mà muốn trở thành đối tác bình đẳng về kinh tế và chính trị..
Trong 100 năm qua, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi, các điều khoản của ba hiệp ước Washington không còn phù hợp nữa. Các hiệp ước đó sẽ đi vào lịch sử như một ví dụ về những nỗ lực của Washington trong việc áp đặt quan điểm về thế giới của mình lên các quốc gia khác. Mà đó là quan điểm sai lầm.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.