"Con hổ châu Á mới", Việt Nam chuẩn bị cho bước nhẩy vọt

Trong năm Nhâm Dần, Việt Nam sẽ khẳng định vị thế "Con hổ mới của Châu Á" và đạt được những thành công vượt bậc, theo ấn phẩm kinh doanh hàng đầu "Business Times", xuất bản tại Singapore - một trong bốn "con hổ châu Á" đầu tiên.
Sputnik
Bài báo nhấn mạnh Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhất ở Đông Á. Việt Nam đang phục hồi sau tác động từ đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và quá trình này sẽ tăng tốc vào năm 2022. Nhóm nghiên cứu của ngân hàng hàng đầu Singapore DBS dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 là 8%.

Từ chế độ tem phiếu đến khách sạn dát vàng

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2022, Việt Nam sẽ đứng thứ ba trong ASEAN về GDP, sau Indonesia và Thái Lan, trong khi năm 2021 đứng thứ 6 trong danh sách này. Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng trong nước, cùng với số lượng người siêu giàu. Bằng chứng dễ thấy của điều này là lượng ô tô trên đường và giá các căn hộ cao cấp tăng mạnh. Tờ Business Times lấy dẫn chứng từ Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, khách sạn đầu tiên trên thế giới có tòa nhà, hồ bơi và các phòng dát vàng. Tại Việt Nam, các công ty bất động sản hàng đầu Đông Nam Á đang mở rộng hoạt động, tạo ra toàn bộ các khu phố với những ngôi nhà có chiều cao khác nhau, thiết kế cho những người có mức thu nhập khác nhau.
Bất ngờ: Việt Nam là quốc gia quyền lực mạnh thứ 25 thế giới

Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ công nghệ thông tin

Một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Đất nước này đang trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ cho các công ty quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là nơi đầu tư phát triển một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp.
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam

Việt Nam - "pin năng lượng mặt trời" của Đông Nam Á

Nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam đòi hỏi lượng năng lượng khổng lồ, và quốc gia tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi khỏi các dạng năng lượng "bẩn", tìm kiếm các nguồn tái tạo. Việt Nam đang dẫn đầu trong tất cả các nước Đông Nam Á về công suất thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năm 2020 đạt 16,6 gigawatt, và điều này là do chính sách của Chính phủ khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Các nhà máy tìm kiếm công nhân

Năm nay, Việt Nam sẽ phải giải quyết một vấn đề quan trọng do COVID-19 bùng phát vào nửa cuối năm 2021: tình trạng thiếu lao động trong nhiều doanh nghệp. Những công nhân trở về quê sau khi các khu công nghiệp miền Nam đóng cửa không vội trở lại nhà máy, xí nghiệp của mình. Chỉ tính riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 300 000 việc làm đang trống.
Việt Nam sẽ thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới đến năm 2050?

Cả nước Việt Nam là một đại công trường

Sự phát triển của ngành xây dựng là một phần không thể thiếu trong công cuộc phục hồi kinh tế. Trong năm 2022, Việt Nam sẽ triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng lớn cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước và cần đầu tư tài chính lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam xem xét vấn đề này và sửa đổi luật xây dựng và đầu tư, theo các chuyên gia, cần phải thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực này. Các nước ASEAN hàng đầu thể hiện sự quan tâm lớn đến các dự án logistics tại Việt Nam và sẵn sàng đóng góp vào việc triển khai các dự án này.

Thành công được chứng minh

“Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu "con hổ châu Á mới", và dự báo tăng trưởng GDP 8% vào năm 2022 có vẻ không quá lạc quan, - Alexandr Rogozhin, người đứng đầu Nhóm «các vấn đề kinh tế» từ Trung tâm «Các vấn đề phát triển và hiện đại hóa», thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói, - "Việt Nam đang cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc về kinh tế và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc.

Sau khi tránh được coronavirus vào năm 2020, quốc gia này đã rơi vào tình thế khó khăn kể từ tháng 4 năm 2021 với sự xuất hiện của chủng Delta nguy hiểm, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng mạnh. Vào mùa hè năm 2021, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với tất cả các nước Đông Nam Á, khiến doanh nghiệp phải đóng cửa và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhưng ban lãnh đạo Việt Nam đã có những nỗ lực kiên quyết trong lĩnh vực "ngoại giao vắc xin", cung cấp đầy đủ cho người dân các loại vắc xin cần thiết, và ngày nay, theo WHO, mức độ tiêm chủng đầy đủ ở Việt Nam đã đạt 74%, cho phép nền kinh tế để phục hồi nhanh chóng".

‘Tay chơi’ vài tháng tuổi ngầm bỏ cọc Thủ Thiêm, ai lũng đoạn thị trường bất động sản?
Vị chuyên gia này tin tưởng, sự phát triển năng động ổn định của nền kinh tế Việt Nam có được nhờ vào chính sách hiệu quả của lãnh đạo Việt Nam, đó là mở cửa nền kinh tế đất nước ra thế giới bên ngoài và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với nước ngoài và các hiệp hội. Một trong những bộ luật đầu tư cởi mở nhất ở Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, cùng với sự ổn định chính trị, lực lượng lao động có tay nghề cao, trẻ và giá rẻ đã trở thành những yếu tố quan trọng trong việc thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả các công ty xuyên quốc gia.
Gần đây, quá trình này đã được bổ sung bằng việc nhiều doanh nghiệp chuyển sang từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự gia tăng giá nhân công tại Trung Quốc và nhiều yếu tố khác. Mặc dù việc phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, nhưng Việt Nam đã vượt qua và truyền cảm hứng cho sự tôn trọng và ngưỡng mộ chân thành, Alexandr Rogozhin kết luận.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Nguyễn Du (Hà Nội)
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận