Vụ Sagri của em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải: Ông Hồ Văn Ngon đã tử vong

Bị cáo Hồ Văn Ngon đã tử vong sau khi viết đơn kháng cáo, ngay trước phiên tòa phúc thẩm.
Sputnik
Ông Hồ Văn Ngon nguyên là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), cấp dưới của bị cáo Lê Tấn Hùng (cựu Tổng Giám đốc Sagri, em trai cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải).
Trước đó, liên quan đến vụ án Sagri, ông Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), Hồ Văn Ngon, Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM) và nhiều bị cáo khác đều có đơn kháng cáo án sơ thẩm.

Vụ ông Trần Vĩnh Tuyến ở Sagri: Bị cáo Hồ Văn Ngon đã tử vong

Ngày 14/2, thông tin về cái chết của ông Hồ Văn Ngon, cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), thuộc cấp của Lê Tấn Hùng (cựu Tổng Giám đốc Sagri) được nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đăng tải.
Theo đó, nguyên nhân tử vong của ông Hồ Văn Ngon được nêu là do “bị ung thư”.
Thực tế, thông tin về việc cấp dưới của ông Lê Tấn Hùng – bị cáo Hồ Văn Ngon “đã chết/đã tử vong/ không qua khỏi” xuất hiện trên báo chí từ hôm 11/2.
Được biết, vừa qua, ông Hồ Văn Ngon có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Nguyên phó giám đốc Sagri kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm theo hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo theo đúng quy định pháp luật.
Vụ án SAGRI: Cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến sắp hầu tòa
Tuy nhiên, sau khi làm đơn kháng cáo, bị cáo Hồ Văn Ngon đã tử vong do bị ung thư.
Trong vụ án của cựu Phó Chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và em trai ông Lê Thanh Hải, ông Hồ Văn Ngon đã bị tòa tuyên phạt 5 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” hồi tháng 12/2021.
Hôm xét xử sơ thẩm, ông Hồ Văn Ngon cũng vắng mặt với lý do điều trị bệnh (ung thư) và xin toàn quyền bảo lưu toàn bộ lời khai tại cơ quan điều tra. Bị cáo Ngon cũng đã quyền cho luật sư tham gia tố tụng.
Liên quan sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri, một trong những vụ án lớn ở Việt Nam, tại phiên tòa sơ thầm ngày 18/12/2021, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trần Vĩnh Tuyến 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến tới tòa ngày 18/12/2021
Bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng) lĩnh 6 năm tù cùng về tội danh này.
Bị cáo Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, bị phạt 11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, 14 năm tù về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt cho cả 2 tội là 25 năm tù. Còn lại 13 bị cáo khác bị phạt mức án từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù giam tùy mức độ phạm tội.

VKSND TP.HCM kháng nghị gì ở vụ án Sagri?

Vừa qua, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ phúc thẩm vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri).
Đáng chú ý, trong vụ án này có 7 bị cáo kháng cáo và kháng nghị của Viện trưởng VKSND TP.HCM.
Hiện nay, cấp phúc thẩm đang tiến hành các bước làm rõ các kháng cáo và kháng nghị trước khi đưa vụ án ra xét xử theo quy định pháp luật.
Vụ án SAGRI: UBND TP.HCM được xác định là bị hại
Trong đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM không đồng tình việc xác định thiệt hại của Nhà nước theo án sơ thẩm đã tuyên là 348 tỷ đồng.
Từ đó, VKSND TP.HCM đề nghị TAND Cấp cao tại TP.HCM xác định lại thiệt hại theo hướng số tiền thực tế Nhà nước bị thất thoát, lãng phí đến khi thiệt hại được ngăn chặn.
Kháng nghị của VKS cho thấy, đến ngày 9/5/2018 mới hoàn tất việc chuyển nhượng nên đến thời điểm này Sagri mất hoàn toàn quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất tại khu dân cư Phước Long B, quận 9.
Án sơ thẩm (tháng 12/2021) lấy ngày 22/7/2017 (thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng) là không đúng với Điều 10 Nghị quyết 03 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
Theo VKSND TP.HCM, kể từ khi SAGRI mất quyền kiểm soát, định đoạt với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất thì toàn bộ lợi ích trên đất, Nhà nước không được khai thác dẫn đến gây lãng phí.
Thiệt hại đó của Nhà nước kéo dài đến ngày 19/7/2019, thời điểm mà Cơ quan CSĐT Bộ Công an có văn bản yêu cầu tạm dừng mọi biến động đối với dự án.
Ngoài ra, cáo trạng không truy tố các bị cáo hành vi chiếm đoạt tài sản mà xử lý các bị cáo về hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước. Do đó, thiệt hại của Nhà nước phải được xác định tại thời điểm việc thất thoát, lãng phí được ngăn chặn. Cáo trạng xác định thiệt hại của vụ án là 672 tỷ đồng.

Vụ Sagri: Nhiều bị cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt

Liên quan đến kháng cáo của các bị cáo, ông Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng, Nguyễn Thị Thúy kế toán trưởng Sagri), Nguyễn Thị Tuyết Mai (trưởng Phòng nhân sự hành chính Sagri), Đoàn Quang Hồi (giám đốc Công ty Lữ hành Hòa Bình Quốc Tế) xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo này cho rằng, án sơ thẩm là quá nặng do đó mong được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn, cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cũng như ông Hồ Văn Ngon, đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Vụ án SAGRI của Lê Tấn Hùng: Ai bị kiến nghị xử lý kỷ luật tiếp theo?
Theo ông Tuấn, bản án tuyên buộc về tội danh và mức án hoàn toàn không đúng với sự thật khách quan, không đúng quy định của pháp luật và làm oan cho ông.
Bị cáo Tuấn đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét cẩn trọng để giải quyết vụ án một cách công tâm, khách quan và phù hợp quy định của pháp luật.
Cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị tòa phúc thẩm tuyên mình không phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
“Án sơ thẩm đã tuyên phạt hình phạt quá nặng nề và đau đớn, oan cho bị cáo và gia đình”, ông Tuấn nêu kháng cáo.
Bị cáo Tuấn không đồng tình với nhận định của bản án sơ thẩm về việc chưa đảm bảo điều kiện pháp lý để chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản, vì chưa xây dựng Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 và chưa có phương án thoái vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Tuấn, Sagri nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ dự án là hợp pháp và phù hợp với Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015 đã được phê duyệt.
“Bản án nhận định rằng dự án chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật là không phù hợp với sự thật khách quan của vụ án và không phù hợp với quy định của pháp luật”, ông Trần Trọng Tuấn nói.
Bị cáo Tuấn đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại việc áp dụng Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 vì không liên quan trách nhiệm công vụ của bị cáo này theo quy định của pháp luật.
Lộ diện 19 bị can trong vụ án công ty SAGRI, bao gồm cựu phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Đồng thời, ông Tuấn kiến nghị xem xét lại việc áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan và áp dụng Thông tư liên tịch số 88 ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính - Bộ TN&MT quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.
Ông Tuấn cũng nêu, việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn của Sagri đã đầu tư trong dự án bất động sản tại phường Phước Long B, quận 9 không phải tiến hành đấu giá công khai.
Thảo luận