Bất ngờ với năng lực hoán cải xe bọc thép BTR-152 của Quân đội Việt Nam

Quân đội Việt Nam đã thể hiện năng lực hoán cải tuyệt vời mẫu xe bọc thép quân sự BTR-152 trong biên chế thành xe cứu thương làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, châu Phi đạt chuẩn yêu cầu của LHQ.
Sputnik
Lãnh đạo Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng cho biết, Việt Nam đã chủ động tự cung cấp được xe thiết giáp cứu thương BTR-152, khẳng định năng lực hoán cải xe bọc thép có độ tin cậy cao, tính năng chiến đấu linh hoạt, tiết kiệm ngân sách mua sắm.

Quân đội Việt Nam hoán cải BTR-152 thành xe cứu thương như thế nào?

Như Sputnik đã thông tin, nhiều năm trước, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã bắt đầu tiến hành hoán cải xe thiết giáp BTR-152 cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Đây cũng là lần đầu tiên Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam biến một chiếc xe thiết giáp chở quân thành xe cứu thương, tham gia nhiệm vụ quan trọng như gìn giữ hòa bình, nên hệ số tin cậy, an toàn phải cao.
Trước đó, để đảm bảo an toàn cho nhiệm vụ tại Nam Sudan, Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam đã đề xuất Bộ Quốc phòng biên chế xe bọc thép cho lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng GGHB của Việt Nam tại quốc gia châu Phi này.
Đồng thời, Việt Nam cũng đã đề xuất Liên Hợp Quốc về việc hỗ trợ xe thiết giáp cứu thương và được phái bộ LHQ đồng ý.
Được biết, một số phương án ban đầu được đưa ra như mua xe cứu thương thiết giáp của Đức nhưng giá đắt, trong khi đó, tiến hành sản xuất mới thì không đảm bảo với điều kiện hiện nay. Vậy nên, các xe được Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam, nâng cấp từ những xe BTR-152 - xe chở quân được viện trợ từ Liên Xô cũ - Liên bang Nga ngày nay hồi năm 1979.
Sau khi nhận chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự đã tiếp nhận nhiệm vụ cải tiến một mẫu xe thiết giáp cứu thương dành riêng cho Bệnh viện dã chiến cấp 2, đáp ứng được các yêu cầu của Phái bộ LHQ.
Việt Nam thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình khu vực
Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự đã quyết định sử dụng xe thiết giáp chở quân BTR-152 để hoán cải thành xe thiết giáp cứu thương phục vụ Bệnh viện dã chiến cấp 2.
Liên quan đến việc lựa chọn BTR-152 cho một nhiệm vụ đặc biệt như cứu thương chiến trường được đánh giá dựa trên các cơ sở khoa học, với sự tham vấn từ Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), Bệnh viện Quân y 175 và các cơ quan chức năng.
Kết quả cho thấy, phương tiện thiết giáp BTR-152 có các tính năng kỹ chiến thuật phù hợp với yêu cầu đặt ra với sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan này.
Theo xác nhận từ Thiếu tá Đinh Văn Thanh, Phân đội trưởng Phân đội 2 thuộc Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam cho biết, chiếc xe này được hoán cải từ xe thiết giáp BTR-152 có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Vai trò chính của xe là vận chuyển quân ra ngoài khu vực đóng quân của Phái bộ để thực hiện nhiệm vụ, cũng như thu dung những quân nhân bị thương, sau đó chuyển lên các cơ sở quân y như Bệnh viện dã chiến số 2 hoặc các trung tâm y tế tuyến trên khi có yêu cầu.
Việt Nam ra mắt Đội Công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình
Đồng thời, những nâng cấp cải tiến trên nhóm xe thiết giáp BTR-152 hoán cải đang được biên chế cho Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đều được chế tạo dựa trên các cơ sở tiêu chuẩn do Phái bộ Liên Hợp Quốc đưa ra. Do đó, cả 2 phương tiện này đáp ứng tốt các yêu cầu cho hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ tích cực việc xây dựng các bệnh viện dã chiến cấp 1, cấp 2 và cấp 3 của Việt Nam tại Phái bộ.
Theo Thiếu tá Thanh, để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, xe thiết giáp cứu thương BTR-152 được tích hợp rất nhiều loại trang thiết bị phục vụ việc sơ cứu ban đầu cho thương bệnh binh.
Theo Đại tá, TS. Trần Hữu Lý, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu cải tiến xe thiết giáp bánh lốp BTR-152 thành xe thiết giáp cứu thương phục vụ lực lượng GGHB” cho biết, từ khi nhận nhiệm vụ nghiên cứu đến khi bàn giao sản phẩm cho Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam chỉ mất 3 tháng.
Đặc biệt, dù chỉ là cải hoán và thay đổi một phần thiết kế của BTR-152, nhưng mẫu xe mới vẫn phải bảo đảm tốt các tính năng kỹ chiến thuật đề ra, đạt các tiêu chuẩn quy định của LHQ.
Bên cạnh đó, mẫu xe của Việt Nam cũng đáp ứng các điều kiện hoạt động và tác chiến, dễ dàng sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sữa chữa, bảo đảm an ninh, an toàn về con người và trang bị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn đặc biệt như châu Phi.

Năng lực hoán cải xe bọc théo BTR-152 của Việt Nam gây bất ngờ

Thời gian qua, mẫu xe bọc thép BTR-152 của Việt Nam đã chứng minh được độ tin cậy sau một thời gian hoạt động ở Phái bộ Liên Hợp Quốc.
Theo đó, mẫu BTR-152 được cải biên thành thiết giáp cứu thương, nhưng vẫn có thể hỗ trợ và tham gia chiến đấu. Điển hình như, khi xe vẫn được bọc thép, gia cố các vị trí xung yếu như đèn, kính chắn gió phía trước và được trang bị ụ súng 12 mm trên nóc.
Về kết cấu xe, xe phải BTR-152 của Việt Nam phải có chỗ cho từ 1 đến 2 vị trí nằm cứu thương, 2 vị trí ngồi cho thương binh và kíp cứu thương đúng với tính năng của một xe cứu thương.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ về nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của Việt Nam tại LHQ
Ngoài ra, mẫu xe bọc thép này của Việt Nam còn có khả năng mở rộng tối đa vị trí nằm và ngồi cho thương binh trong trường hợp cần thiết phục vụ chở quân hoặc cứu thương. Không gian bên trong xe có chiều cao tối thiểu để nhân viên y tế có chiều cao hơn 1,7m đứng thao tác bình thường khi cứu người.
Điểm quan trọng nữa chính là xe phải có khả năng chống đạn các loại súng bộ binh (tiểu liên, súng trường, súng ngắn…) đến đạn 7,62mm với điều kiện tác chiến đa năng.
Theo Đại tá Lý, xuất phát từ yêu cầu về tính năng kỹ thuật, chiến thuật, lắp đặt các trang thiết bị y tế và thực hiện nhiệm vụ của xe, các cán bộ, kỹ sư Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự đã nỗ lực nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, tạo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu.
Nhóm đề tài của Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã nghiên cứu, áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới để tích hợp lên xe BTR-152 hoán cải.
“Sản phẩm được thử nghiệm kỹ từng cụm, hệ thống và đạt các chỉ tiêu kỹ thuật. Xe đã thử nghiệm trên quãng đường hơn 2.000km với nhiều loại địa hình khác nhau và đều đạt các yêu cầu, khẳng định tính năng việt dã, tính năng thông qua cao, khả năng vượt cản tốt, rất phù hợp cho thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan”, TS. Trần Hữu Lý nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng bảo vệ của BTR-152, Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự đã ứng dụng công nghệ “hàn vỏ thép chống đạn” cho phần thân xe được mở rộng, đi kèm với đó là kính chống đạn, camera ảnh nhiệt hỗ trợ lái xe và chỉ huy, thiết bị định vị vệ tinh kết hợp bản đồ số.
Cần nhấn mạnh đây là lần đầu Việt Nam sử dụng công nghệ camera ảnh nhiệt lắp vào xe quân sự.
Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Điểm sáng của Việt Nam trong đối ngoại quốc phòng
Theo chủ nhiệm đề tài, xe cũng được tích hợp thêm hệ thống điều hòa chuyên dụng làm việc tốt trong điều kiện nhiệt độ bên ngoài tới 55 độ C, bụi đất dày đặc.
Lãnh đạo Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự khẳng định, sau khi hoàn thành các nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Bộ Quốc phòng, xe thiết giáp cứu thương BTR-152 được Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ kiểm nghiệm, đánh giá hợp chuẩn quốc tế và đưa vào hoạt động ngay sau đó, tham gia các nhiệm vụ của lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ở Nam Sudan suốt thời gian qua.

Xe bọc thép – cứu thương BTR-152 Việt Nam có gì đặc biệt?

Khi được hoán cải, với tiêu chí hòa bình, hỗ trợ y tế được đặt lên hàng đầu toàn bộ xe BTR-152 Việt Nam được sơn màu trắng đặc trưng cho các xe y tế, cứu thương và mang logo UN (United Nations của Liêp Hợp Quốc).
Đáng chú ý, ngoài BTR-152, các dòng xe khác cũng được cải tiến để phục vụ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Vỏ giáp có khả năng chống các loại đạn bộ binh thông thường 7,62 mm. Hệ thống lái từ cơ khí sang trợ lực thủy lực, hệ thống treo thêm nhíp để chịu tải trong quá trình di chuyển.
Hệ thống camera, đèn được lắp đặt trước, sau xe. Xe có thiết bị thông tin liên lạc trong bán kính 100 km, trang bị thiết bị hồng ngoại.
Hành trình 7 năm "để màu cờ Việt Nam phủ rộng trên bản đồ gìn giữ hòa bình"
Đồng thời, động cơ xăng thay bằng động cơ dầu vì ở Nam Sudan chỉ cung cấp được loại nhiên liệu này, theo thông tin trên VnExpress. Tốc độ giới hạn 65 km/h. Bên cạnh đó, phía sau xe được trang bị lốp dự phòng, xẻng và cửa sau có thể mở làm đôi. Phía sau xe cũng còn có đèn và camera được trang bị cả phía trước phòng trong trường hợp xe di chuyển trong điều kiện trời tối hoặc tham chiến, đặc biệt di chuyển trong mùa khô với mật độ bụi cao ở Sudan.
Xe di chuyển theo đội hình tác chiến chung, ở giữa đội hình hành quân, tốc độ hành quân trung bình 10-40 km/h, tình huống đặc biệt cần cơ động nhanh có thể đạt tốc độ 65km/h, cự ly di chuyển trong khoảng 160 km.
Xe bọc thép của Việt Nam có thể kéo thêm các bồn nhiên liệu, nước sạch hoặc thùng chứa hàng hóa, người bị thương hoặc các dung dịch y tế nếu cần. Xe cũng sẽ có nhiều loại móc kéo phía sau khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ cụ thể khi có yêu cầu.
Điểm đặc biệt và là một trong những thành công thể hiện tài năng và năng lực của lực lượng kỹ thuật cơ giới Việt Nam chính là xe BTR-152 sau cải hoán không làm tăng tải trọng toàn bộ xe, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành, đúng chuẩn như LHQ quy định.
Kính xe có thể hạ khi bị tấn công, lúc này người lái quan sát thông qua camera được lắp bên ngoài xe. Ngoài ra, camera ảnh nhiệt hỗ trợ lái xe, thiết bị định vị vệ tinh kết hợp bản đồ số cũng giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trong nhiều tình huống tham chiến thực tế.
Ngoài ra, khu vực cabin của xe cũng được Quân đội Việt Nam thay đổi nhiều chi tiết như hệ thống đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng trong khoang xe, đèn, còi ưu tiên, điện điều hòa, điện cho camera, thiết bị y tế, máy nén khí, bơm dầu hệ thống lái.
Việt Nam và Mỹ đồng tổ chức thảo luận về sứ mệnh Gìn giữ Hòa bình ở Hội đồng Bảo an
Cũng như thông tin mà lãnh đạo Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự đã cung cấp, phía sau khoang lái bên trong xe có chỗ cho 1-2 vị trí nằm cứu thương, 2 vị trí ngồi cho thương binh và kíp cứu thương, có khả năng mở rộng tối đa vị trí nằm và ngồi cho thương binh trong trường hợp cần thiết phục vụ chở quân hoặc cứu thương.
Đặc biệt, khi cần thiết xe có thể chở tối đa 10 người. Nhân viên y tế có chiều cao hơn 1,7 m có thể đứng thao tác bình thường. Ụ súng từ phía trong, giúp các sĩ quan có thể đứng quan sát, hoặc tham chiến khi cần thiết.
Điểm đặc biệt nữa của phiên bản BTR-152 hoán cải của Việt Nam chính là điều hòa của xe thiết giáp khác với điều hòa xe thông thường khi được thử nghiệm trong môi trường giả lập có nhiệt độ 60-65 độ C. Do nhiệt độ tại Nam Sudan vào mùa khô có khi lên tới 55 độ C, nhiều bụi, nếu sử dụng hệ thống điều hòa xe thông thường sẽ khó đáp ứng được.
Được biết, bên cạnh nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, hỗ trợ y tế. Quân đội Việt Nam cũng cung cấp thêm một số máy móc, phương tiện hỗ trợ xây dựng và nông nghiệp.
Việt Nam là hình mẫu cho các quốc gia khác trong hoạt động gìn giữ hòa bình
Cần nhấn mạnh rằng, thành công của xe thiết giáp cứu thương BTR-152 tạo tiền đề quan trọng để Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự tiếp tục phát triển các nhóm phương tiện cơ giới được cải hoán cho đơn vị Công binh số 1 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, bao gồm Xe thiết giáp cứu thương, xe thiết giáp chở quân (cũng được hoán cải từ BTR-152), xe công trình bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng; xe công trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy, xe hút chất thải, các loại rơ moóc chở dầu, chở nước.
Đối với nhóm xe thiết giáp cải hoán từ BTR-152 cũng đã được Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự nghiên cứu và nâng cấp, hoàn thiện hơn so với phiên bản trước đó, với nhiều cải tiến đi kèm tính năng mới hiện đại và linh hoạt hơn.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với LHQ về gìn giữ hòa bình

Hôm qua ngày 14/2, phiên thảo luận chung khai mạc khóa họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là C-34) đã diễn ra tại thành phố New York, Mỹ.
C-34 là Ủy ban chuyên trách của Đại hội đồng LHQ, tiến hành họp trong tháng 2, tháng 3 mỗi năm để thảo luận, tham vấn và xây dựng Báo cáo của Ủy ban về các vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình để trình lên Đại hội đồng LHQ.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về hoạt động Gìn giữ hòa bình Alexander Zouev, cùng đại diện gần 60 nước và nhóm nước đã phát biểu trong khuôn khổ cuộc họp này.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan
Xuất hiện một số ý kiến cho rằng nên tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong giải quyết gốc rễ của xung đột ở các khu vực trên thế giới.
Tại đây, đại diện Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với LHQ trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình.
Cụ thể, phát biểu tại phiên thảo luận này, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà đã chia sẻ tới cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình cũng như việc hỗ trợ nguồn lực, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực như ASEAN và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Đại sứ Nguyễn Phương Trà cũng thông tin về việc Việt Nam là một trong bốn trung tâm đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này hợp tác với LHQ.
Thảo luận