Bài viết nói rõ rằng bệnh nhân còn được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu 4 năm sau khi được phát hiện nhiễm HIV.
Được biết rằng các bác sĩ đã cấy ghép tế bào gốc cho người phụ nữ trung niên có đột biến gen hiếm gặp để ngăn virus nhân lên, đồng thời tiến hành truyền máu lấy từ cuống rốn của trẻ sơ sinh. Sau khi thực hiện biện pháp này, kể từ tháng 10/2020 bệnh nhân đã không phải điều trị bằng thuốc ARV vì từ khi đó không ghi nhận dấu hiệu nhiễm bệnh nào nữa.
“Mọi việc có vẻ rất khả quan”, - tờ báo dẫn lời ông Marshal Glesby, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân.
Ấn phẩm cho biết vào năm 2007, một sinh viên người Mỹ ở Berlin là Timothy Ray Brown đã được chữa khỏi HIV, đó là trường hợp đầu tiên trên thế giới. Sau đó được biết Brown đã chết vào năm 2020 vì bệnh ung thư.
Những người chiến thắng HIV tiếp theo là hai bệnh nhân ở London và Dusseldorf. Cụ thể vào tháng 3 năm 2020, các bác sĩ xác nhận đã chữa khỏi hoàn toàn HIV cho người thứ hai trong lịch sử. Đó là ông Adam Castillejo sống ở London. Được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2003, người này đã chống chọi được bệnh tật nhờ phương pháp cấy ghép tế bào gốc tủy xương như một phần của quá trình điều trị ung thư, căn bệnh ông ta đồng thời mắc phải.
Ngoài bốn trường hợp nói trên, còn có hai phụ nữ cũng được ghi nhận có khả năng đánh bại HIV mà không cần dùng thuốc điều trị liên tục.