Theo ông, điều này là cần thiết để tái tạo các tế bào bộ nhớ.
“Vắc xin sẽ được tiêm hai lần, làm như vậy để nhân lên các tế bào bộ nhớ. Nếu là vắc xin bất hoạt thì hầu như lúc nào cũng phải tiêm đủ hai mũi để có tế bào bộ nhớ, đồng thời có tác dụng tăng độ đặc hiệu của kháng thể”, - chuyên gia gải thích rõ.
Trước đó cùng ngày, Bộ Y tế Nga đã ủy quyền cho Trung tâm Gamaleya tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin mới được phát triển dựa trên các hạt tương tự virus.
"Vắc xin không chứa virus sống nên sẽ không có vật liệu di truyền trong vắc xin", - ông Ginzburg nói.
Theo ông Ginzburg, loại thuốc dựa trên các hạt tương tự virus chứa nhiều protein gai (Spike protein, S protein), bao gồm cả biến chủng Omicron và Delta. Chuyên gia giải thích rằng sẽ cần đến loại vắc xin như vậy mỗi khi xuất hiện các biến thể mới của virus. Nếu thử nghiệm thành công, loại vắc xin này có thể xuất hiện trên thị trường dược phẩm phổ biến cho người dân ở Liên bang Nga vào mùa thu.