Đại dịch COVID-19

Bệnh dại và COVID có điểm gì chung? Các nhà khoa học thảo luận về loại vaccine quá khứ

MOSKVA (Sputnik) – Hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh Viện sĩ Pháp Louis Pasteur, bác học phát minh ra vaccine chống bệnh dại nan y, đã được tổ chức tại Samara. Các chuyên gia khoa học của Nga và Pháp tham gia hội thảo bàn tròn dành riêng nhân mốc kỷ niệm này.
Sputnik

Vaccine chích ngừa đầu tiên

Giống như vaccine ngừa coronavirus hiện đại, một bộ phận cộng đồng xã hội trong thế kỷ 19 đã không chấp nhận sáng chế của Louis Pasteur dùng vaccine điều trị bệnh dại, phát minh của bác học bị chỉ trích và thậm chí người ta coi vaccine ngừa bệnh dại là thứ nguy hiểm. Tuy nhiên, như các chuyên gia lưu ý, chính quyền Nga đương thời là một trong những nhà tài trợ đầu tiên đã cấp kinh phí cho bác học Pháp để thành lập Viện Vi sinh vật. Từ Nga đã góp 100.000 franc vào năm 1886.
Từ nước Nga, bệnh nhân đầu tiên của Louis Pasteur là Mitya Kalyapin. Hiệu quả của cách bác học xử lý bệnh nan y mà theo tiêu chuẩn thời bấy giờ là «phép màu» đã dẫn đến việc khai trương Trạm Y tế trong thành phố, làm nơi điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh dại từ khắp đất nước.
«Ở Samara hồi thế kỷ 19 không hề có hệ thống thoát nước và điều kiện vệ sinh của thành phố cực tồi tệ. Ở đây đủ thứ bệnh tật đậu mùa, dịch hạch, bệnh tả hoành hành lan tràn. Có cả bệnh dại nữa. Kinh nghiệm chích ngừa vaccine có giá trị xã hội rất đáng kể», - TSKH Lịch sử Piotr Kabytov cho biết.
Đại dịch COVID-19
Bác sĩ cảnh báo về hậu quả nguy hiểm sau khi nhiễm COVID-19 dạng nhẹ

Xóa bỏ lầm tưởng về vaccine

Theo quan điểm của các chuyên gia, trong cuộc tranh luận về tầm quan trọng của vaccine, công tác đóng vai trò ý nghĩa là tuyên truyền nâng cao kiến ​​thức khoa học đại chúng và khắc phục các loại định kiến ​​vẫn còn in đậm trong suy nghĩ của nhiều người về việc tiêm chủng.

“Thế giới đang ở đỉnh điểm đại dịch, và toàn bộ bối cảnh bệnh tật đều vô cùng nhức nhối đối với cộng đồng xã hội của chúng ta. Trong tình huống này, điều rất quan trọng là cách mọi người đương đầu với vấn đề và cách họ giúp đỡ lẫn nhau», - ông Mikhail Leonov Phó Hiệu trưởng ĐHTH Quốc gia Samara nhận xét.

Thảo luận