Việt Nam không cần Mỹ và John Kerry thuyết phục mới từ bỏ điện than

Thực tế, không cần đến lượt Mỹ hay Đặc phái viên Tổng thống Joe Biden John Kerry – một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam – phải lên tiếng, với cam kết mức phát thải ròng bằng 0 ở COP26, Hà Nội đã quyết tâm rất cao từ bỏ dần điện than, ưu tiên năng lượng sạch.
Sputnik
Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đã rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Việt Nam sẽ bỏ dần điện than

“Mỹ và John Kerry đang cố gắng thuyết phục Việt Nam từ bỏ điện than” là một trong những tiêu điểm lôi kéo sự chú ý của dư luận báo giới phương tây khi nhắc về chuyến thăm và làm việc của Đặc phái viên chính quyền Biden – Harris tại Hà Nội.
Không cần phải đợi đến chuyến thăm của loạt quan chức cấp cao EU hay cựu binh (veteran) từng tham chiến ở Việt Nam John Kerry đến Hà Nội, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chiến lược rõ ràng để thực hiện mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này.
Tại cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và ông John Kerry, Washington một lần nữa không giấu giếm ý muốn thuyết phục Việt Nam từ bỏ điện than.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ John Kerry
Đại diện chính quyền Biden cho rằng, chìa khóa then chốt trong công cuộc chống biến đổi khí hậu là Việt Nam cần giảm sử dụng than đá và tiến đến từ bỏ nguồn năng lượng này.
Theo Kerry, thay cho than đá, Việt Nam có thể dựa vào thủy điện, điện gió, điện mặt trời và điện gió ngoài khơi. Đồng thời, Hà Nội có thể có một nguồn cung cấp điện rất cân bằng và thân thiện môi trường hơn so với than đá.
Tuy nhiên, bản thân ông John Kerry cũng thừa nhận, dù than tạo nên khí thải bẩn, đến nay nhiều nước vẫn tiếp tục sử dụng nguồn năng lượng này cho hoạt động kinh tế.
“Tuy vậy, đã đến lúc nói không với nhiệt điện, tạo nên sự chuyển đổi nguồn năng lượng phù hợp hướng đến làm sạch không khí, cải thiện môi trường sống và bảo vệ sức khỏe người dân”, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Mỹ nhấn mạnh.
Ông John Kerry cũng nêu rõ, Việt Nam và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác chuẩn bị cho COP 27.
“Việt Nam hiện là đối tác hàng đầu khu vực trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ”, vị khách từ Washington tái khẳng định và cam kết, Hoa Kỳ rất “háo hức” chờ đợi hợp tác với Việt Nam để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch.
Như Sputnik đề cập, Việt Nam có lộ trình cắt giảm điện than trong chiến lược năng lượng hướng đến 2030-2045. Theo đó, với điện hóa thạch, Chính phủ yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có các ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế.
Đằng sau chuyến thăm Việt Nam của Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ John Kerry
Quy hoạch điện VIII cũng tính toán, tăng thêm quy mô và nghiên cứu cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi, có chính sách, giải pháp phù hợp với nguồn điện mặt trời.
Thực tế, tỷ trọng công suất điện than của Việt Nam ở mức khoảng 30% hiện nay chỉ tương đương với mức trung bình của thế giới và thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia và Australia. Với cam kết cắt giảm khí nhà kính, trong tương lai, các nhà máy điện than sẽ phải loại bỏ bớt. Trong Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, khoảng 15.000 MW điện than được loại bỏ so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Nhờ đó, Việt Nam có thể giảm được khoảng 78 triệu tấn khí CO2.

Việt Nam ngay lập tức thực hiện nghiêm túc cam kết ở COP26

Chiều 24/2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tiếp ông John Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu, đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 22-25/2.
Tại sự kiện, ông Hà chia sẻ, việc gặp lại ông John Kerry với vai trò Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu, ngay sau cuộc gặp với ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 và ông Frans Timmermans, Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) là minh chứng sống động cho sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam sau Hội nghị COP26.
Bộ trưởng Tô Lâm đã nói gì với lãnh đạo FBI về hợp tác an ninh Việt – Mỹ?
“Việt Nam đã ngay lập tức thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình tại Hội nghị COP26 thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch, biện pháp, lộ trình cụ thể để thực hiện các cam kết này”, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực như ứng phó với biến đổi khí hậu đã được luật hóa tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.
“Việc Việt Nam khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đã thể hiện rõ quyết tâm tuân thủ các cam kết tại Hội COP26 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính”, vị tư lệnh nói.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã xác định rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong thương mại và đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ trong Luật Đầu tư năm 2020, theo đó ngành, nghề liên quan đến ứng phó biến khí hậu và chuyển đổi năng lượng nằm trong nhóm được hưởng ưu đãi đầu tư (Điều 16), đồng thời quy định về đầu tư có liên quan đến biến đổi khí hậu cũng được quy định trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.

Mỹ muốn hợp tác với Việt Nam về “kinh tế xanh”

Đặc phái viên John Kerry trao đổi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khí hậu đã trở thành ưu tiên về an ninh và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
“Với việc các nước trên thế giới cùng nỗ lực chung để giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sau Hội nghị COP26, Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, kinh tế xanh”, ông Kerry khẳng định.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đánh giá cao quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã trở lại tham gia Thỏa thuận Paris, thúc đẩy các nỗ lực chung toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những cam kết, sáng kiến và vai trò của Hoa Kỳ tại Hội nghị COP26.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Hơn 400 dự án thủy điện nhỏ bị cắt giảm”
Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.
Hà Nội cũng đề ra kế hoạch thực hiện giảm 30% khí metan, đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh góp phần đạt được mục tiêu cam kết.
Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Việt Nam triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo.
Trao đổi với Đặc phái viên Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn, Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là thực hiện cam kết giảm phát thải khí metan, quan tâm hỗ trợ Việt Nam kết nối với các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng có khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính, tín dụng cho Việt Nam cũng như hỗ trợ chuyên môn và công nghệ, nâng cao năng lực, bao gồm cả năng lực quản lý để Việt Nam thực hiện các cam kết cũng như các Sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việt Nam đề nghị Mỹ tăng ngân sách khắc phục hậu quả chiến tranh

Đây là điểm đáng chú ý trong cuộc gặp của ông John Kerry với Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Cụ thể, theo thông tin từ Quốc hội, ông John Kerry cảm ơn đồng chí Trần Thanh Mẫn dành sự tiếp đón trọng thị và nhấn mạnh “đây là thời điểm đặc biệt quan trọng đối với Hoa Kỳ và Việt Nam” không chỉ mong muốn cùng nhau tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện mà còn cùng nhau đóng góp vào những nỗ lực chung toàn cầu để giải quyết những thách thức rất lớn và hệ lụy do khủng hoảng biến đổi khí hậu gây nên.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ John Kerry
Cũng như tại cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao Nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành của Việt Nam, ông John Kerry cho biết Hoa Kỳ mong muốn hợp tác với Hà Nội trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, kinh tế xanh, đồng thời khẳng định Quốc hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng các khuôn khổ pháp lý thúc đẩy phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, điện mặt trời ở Việt Nam.
Về phần mình, ông Mẫn bày tỏ, là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì vậy, Việt Nam xác định ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam tích cực, chủ động tham gia nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp.
Ông Mẫn cũng thông tin, Quốc hội Việt Nam đã thể chế hóa các quy định của pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí hậu, được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đồng thời đang khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực hiện các cam kết tại COP26.
Bộ Quốc phòng Việt Nam, Mỹ thảo luận về khắc phục hậu quả chiến tranh
Cũng nhân cuộc gặp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục tăng ngân sách để khắc phục các điểm nóng về chất độc da cam/dioxin, rà phá bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật và tìm kiếm quy tập hài cốt bộ đội Việt Nam.
“Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác đầy đủ trên tinh thần nhân đạo trong tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích”, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Thời gian tới, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điều chỉnh lại các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh và mong muốn Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Việt Nam về tài chính, công nghệ, hạ tầng, đào tạo nhân lực và kinh nghiệm chuyển đổi năng lượng để Việt Nam có thể thực hiện đầy đủ những cam kết tại COP26 vừa qua.

Việt – Mỹ hợp tác chống tội phạm về môi trường

Trước đó, trong ngày 24/2, ông John Kerry cũng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Đại tướng Tô Lâm bày tỏ, Bộ Công an Việt Nam, với vai trò nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đã chủ động nắm, đánh giá, dự báo sát tình hình có liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự; quyết liệt đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tiếp ông John Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về Biến đổi khí hậu
Để góp phần thực hiện các mục tiêu quan trọng, mang tính toàn cầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị phía Hoa Kỳ làm rõ những cam kết có thể hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong các dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển nền kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững và phát thải ít carbon.
Việt Nam cũng đề nghị phía Mỹ hỗ trợ các dự án, thiết bị nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các loại tội phạm về môi trường và nghiên cứu hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Việt Nam và các nước ASEAN.
Thảo luận