Biển Đông

Việt Nam tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ quyền lợi của mình

Việt Nam coi trọng lãnh hải đất nước và sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì mục đích này, các đơn vị cảnh sát biển và dân quân được xây dựng trong nước, theo cổng thông tin BenarNews.
Sputnik
Cách đây 6 tháng, đơn vị đầu tiên như vậy được lập ra ở tỉnh Kiên Giang phía Nam, trang bị 9 tàu, trong đó có cả tàu công suất lớn. Trước khi bắt đầu phục vụ, các thành viên lực lượng dân quân được đào tạo trong các cơ sở huấn luyện của Hải quân Việt Nam. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển, dân quân là bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tham gia cứu nạn, cứu hộ trên biển, tiếp tế hàng hải, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Các đơn vị như vậy sẽ được lập ra ở 6 tỉnh trong nước. Đương nhiên, đơn vị đầu tiên được xuất hiện tại tỉnh Kiên Giang, nơi có đội tàu đánh bắt hải sản lớn nhất cả nước, với số lượng khoảng 8 nghìn chiếc.

Tàu mới cho cảnh sát biển

Cuối tháng 1 năm 2022, thành lập đơn vị thứ hai thuộc lực lượng cảnh sát biển và dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quốc kỳ được treo trên 5 tàu thép mới lớp TK-1482 có công suất từ ​​1000 đến 1800 mã lực, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng các tàu này được trang bị súng máy hạng nặng, BenarNews viết. Các nguồn tin chính thức Việt Nam cho biết sắp tới đơn vị này sẽ nhận thêm 4 tàu với công suất 4000 mã lực mỗi chiếc.
Ở Việt Nam, việc thành lập các đơn vị cảnh sát biển thường trực và dân quân biển gây bất bình ở Trung Quốc, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng điều này có thể gây căng thẳng và đe dọa an ninh khu vực. Nhưng Hà Nội khẳng định lực lượng này hoạt động "chỉ với mục đích phòng thủ và phù hợp với luật pháp quốc tế".
Quốc phòng Việt Nam: Xốc lại Cảnh sát Biển, BĐBP xử nghiêm quân nhân vi phạm

Hỗ trợ đáng tin cậy cho ngư dân

So với Trung Quốc, lực lượng dân quân và cảnh sát biển Việt Nam mới được lập ra gần đây. Theo ghi nhận của giáo sư K. Thayer, chuyên gia người Úc chuyên về Việt Nam, vai trò của dân quân và cảnh sát biển đã dần thay đổi theo thời gian, nhưng cho đến ngày nay, đó vẫn là một thành phần trong lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam, chứ không phải riêng biệt, chẳng hạn như bộ đội biên phòng hoặc bảo vệ bờ biển. Việc đề cập đến Lực lượng Dân quân Tự vệ biển lần đầu tiên xuất hiện trong Chiến lược Hàng hải Việt Nam năm 2007, trong đó tuyên bố “tạo ra một lực lượng quân sự mạnh, nòng cốt là hải quân, không quân, tuần duyên, biên phòng, cảnh sát biển, công an, dân phòng, là chỗ dựa tin cậy cho ngư dân và các thành phần kinh tế khác trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên».
Tính đến năm 2016, dân quân biển chỉ chiếm 0,08% tổng số lực lượng dân quân tự vệ ở Việt Nam và 1,22% tổng số nhân công hàng hải, theo dữ liệu của tạp chí Quốc phòng. Còn theo ước tính của Viện Nghiên cứu Quốc gia Biển Đông của Trung Quốc, vào năm 2021, con số này từ 46 nghìn đến 70 nghìn người. Nhưng cho đến nay họ vẫn được đào tạo và trang bị kém. Hiện nay, khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự quyết đoán ở Biển Đông, Việt Nam đang xây dựng lực lượng cảnh sát biển thường trực và dân quân, tăng cường khả năng và tính đến tốc độ triển khai để bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước.
Tư lệnh Lê Quang Đạo: Cảnh sát Biển Việt Nam sẵn sàng hợp tác vì hòa bình

Xây dựng sức mạnh hải quân Việt Nam

Trung Quốc đã sử dụng lực lượng dân quân bằng các ngư dân ngay từ năm 1974 trong quá trình đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Theo Rand Corp do chính phủ Mỹ tài trợ, Lực lượng dân quân biển Trung Quốc được lập ra vào những năm 1950 và chịu quản lý trực tiếp từ Quân đội Giải phóng Nhân dân. Năm 1978, số lượng của họ là 750 nghìn người với khoảng 140 nghìn tàu. Kể từ đó, con số này đã tăng lên đáng kể.
“Việc hoàn thành xây dựng các căn cứ trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cho phép Trung Quốc trong những năm gần đây có thể tiếp nhận và bảo trì cho các tàu tuần duyên và cảnh sát biển của họ, nhằm bảo vệ đội tàu ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, - Grigory Lokshin - trưởng nhóm khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, cho biết - "Việt Nam quan tâm đến việc phát triển hạm đội của mình để chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên các vùng biển".
Thảo luận