Thiếu vật liệu đất đắp, dở dang cao tốc Bắc – Nam

Hơn một nửa số dự án đang thi công của cao tốc Bắc – Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vật liệu đất đắp nền đường. Các nhà đầu tư cho rằng, nếu không sớm giải quyết được tình trạng trên thì tiến độ dự án có thể bị chậm so với kế hoạch đề ra.
Sputnik
Nhằm hạn chế tình trạng nâng giá vật liệu xây dựng, gây khó khăn cho các dự án đường cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu các địa phương công bố giá các loại vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi...) đến chân công trình cho từng gói thầu.

Cao tốc Bắc - Nam thiếu vật liệu đất đắp

Theo Cục trưởng Cục Quản ý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) Bùi Quang Thái, trong số 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 – 2020, hiện có 1 dự án Cao Bồ - Mai Sơn là hoàn thành, còn lại 10 dự án đang triển khai thi công, cơ bản đáp ứng tiến độ điều chỉnh.
Ông Thái cũng cho biết, hiện các dự án còn vướng khoảng 0,353km/652,86km chưa bàn giao mặt bằng.
Có một vấn đề là có đến 6/10 dự án đang thi công bị thiếu hụt khoảng 12,59 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường.
Dự án cao tốc Bắc - Nam mới làm đã thiếu vật liệu?
Theo đó, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 thiếu 0,7 triệu m3; đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt thiếu 2,92 triệu m3; đoạn Cam Lộ – La Sơn thiếu 0,37 triệu m3; đoạn Nha Trang – Cam Lâm thiếu 3,3 triệu m3; đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo thiếu 2,3 triệu m3; đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết thiếu 3 triệu m3.
Trước đó ngày 18/2/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã họp giao ban kiểm điểm tiến độ, các địa phương cam kết bàn giao nốt mặt bằng vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2022 và giải quyết dứt điểm vật liệu đất đắp trước ngày 15/3/2022.

“Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban quản lý dự án, nhà đầu tư tập trung phối hợp với địa phương để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về mặt bằng và vật liệu đất đắp để hoàn thành đúng tiến độ. Trong đó, năm 2022 hoàn thành 4 dự án: Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Dây", ông Bùi Quang Thái cho biết.

Theo ông, tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rút ngắn tiến độ ít nhất 3 tháng, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án, nhà đầu tư rà soát, đề xuất các giải pháp. Trường hợp có dự án nào không thể rút ngắn cũng phải có báo cáo, giải trình cụ thể.
Chính phủ Việt Nam đưa ra câu trả lời về phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Hiện đã khởi công xây dựng toàn bộ 11/11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam. Lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành cho tới nay khoảng 16.218 tỷ đồng, tương đương 28,6% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,4% giá trị so với kế hoạch. Riêng trong tháng 2, sản lượng hoàn thành đạt 3,2% tổng giá trị các hợp đồng.
Một số nhà thầu cho rằng, với các dự án thành phần yêu cầu hoàn thành trong năm 2023 và năm 2024, việc phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 3 tháng là có thể do thời gian làm dự án còn dài, khối lượng chưa nhiều nên có thể tăng ca, tăng kíp thi công, kết hợp điều chỉnh giải pháp thiết kế xử lý nền đất yếu để đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, với các dự án có yêu cầu tiến độ hoàn thành trong năm 2022 (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Dây), việc rút ngắn tiến độ là rất khó khăn do không còn nhiều thời gian, các vị trí xử lý nền đất yếu đều đã được thi công theo giải pháp thiết kế được duyệt nên khó điều chỉnh để đẩy nhanh tiến độ.
Đặc biệt, nếu không sớm giải quyết tình trạng thiếu vật liệu đất đắp thì tiến độ càng khó hoàn thành theo kế hoạch.

Tránh đầu cơ nâng giá trong xây dựng cao tốc Bắc Nam

Ngày 25/2, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê các mỏ vật liệu xây dựng đang khai thác và có trong quy hoạch nhằm kiểm tra trữ lượng, chất lượng theo yêu cầu của dự án.
EVN làm ăn có lãi, giá bán lẻ điện bình quân 2022 ra sao?
Nhằm hạn chế tình trạng nâng giá vật liệu xây dựng, gây khó khăn cho các dự án đường cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các địa phương công bố giá các loại vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi...) đến chân công trình cho từng gói thầu.
Việc công bố phải phù hợp yêu cầu thiết kế, kỹ thuật, mặt bằng giá thị trường, phản ánh đúng mức độ biến động giá trên thị trường khu vực xây dựng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ theo dõi sát diễn biến để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng cho từng gói thầu, tránh hiện tượng đầu cơ, nâng giá.
Bộ cũng đề nghị các địa phương thống nhất về hướng tuyến, đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt, nút giao, mỏ vật liệu xây dựng thông thường... với các ban quản lý dự án thuộc Bộ trước 10/3.
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo
Các địa phương tiếp nhận hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng trước ngày 30/6 và triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và bố trí bãi đổ chất thải rắn, đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20/11 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023.
Giữa năm 2021, dự án bị chậm tiến độ do vật liệu xây dựng tăng giá khiến nhiều nhà thầu cao tốc Bắc Nam gặp khó khăn. Từng có thời điểm, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thiếu khoảng 6 triệu m3 khối đất, trong khi các mỏ được cấp phép khai thác trên địa bàn chỉ cho công suất 1,9 triệu m3/năm. Hoặc như đoạn Cam Lộ - La Sơn cần 1,8 triệu m3 nhưng các mỏ chỉ cung cấp hơn 400.000 m3.
Hiện có 12 dự án cao tốc Bắc Nam được đầu tư với chiều dài 729 km, thời gian thi công đến năm 2025 nhằm nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc Nam.
Thảo luận