Rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó: tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, việc tổ chức lại sản xuất, ngành hàng và thị trường nông sản là giải pháp căn cơ và phải chấp nhận làm lại gần như từ đầu về một hệ sinh thái, một chuỗi ngành hàng nông sản.
Sputnik
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không chỉ ùn ứ tại các cửa khẩu, việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc còn bị tắc nghẽn trong việc phê duyệt hồ sơ doanh nghiệp theo các quy định mới của Bắc Kinh.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp khó

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, việc xuất khẩu rau quả có chiều hướng giảm là một tín hiệu đáng lo ngại. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thường ghi nhận mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm.
Bao lâu nay, thị trường lớn nhất cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam là Trung Quốc. Quốc gia láng giềng phương Bắc chiếm tỷ trọng lên đến 65-80% trong tổng kim ngạch ngành hàng này.
Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã giảm đến gần 19% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 260 triệu USD. Điều này đánh dấu lần đầu tiên, thị trường Trung Quốc tụt xuống dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Rau quả Trung Quốc tràn vào Việt Nam, nông sản Việt tắc đường thông quan
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tháng đầu năm nay cũng là lần đầu tiên mà mặt hàng rau quả không còn xếp thứ nhất trong các loại nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Việc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn từ cuối năm 2021, khi các cửa khẩu biên giới phía Bắc bị ách tắc do phía bạn siết chặt chính sách kiểm soát dịch bệnh theo phương châm “Zero Covid”.
Cổng thông tin một cửa quốc gia ghi nhận, tính đến chiều 1/3/2022, có khoảng 7.281 xe tại các cửa khẩu phía Bắc đang chờ làm thủ tục thông quan. Trong đó, số lượng xe ở Lạng Sơn là nhiều nhất với khoảng 3.726 xe, Quảng Ninh có 2.013 xe, Lào Cai có khoảng 1.224 xe, Lai Châu 129 xe…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà cho biết trong số xe chờ thông quan ở Lạng Sơn, có đến 70% là xe chở nông sản. Các mặt hàng chính được xuất đi là thanh long, chuối tươi, dưa hấu và các loại rau củ như ớt, sắn, cây thạch đen... Hiện Lạng Sơn đã thông báo cho người dân, doanh nghiệp không tiếp tục đưa xe chở nông sản lên cửa khẩu nhưng vẫn có khoảng 50-70 xe đổ về mỗi ngày
Ngày 4/3: Vàng trong nước ‘quay đầu’ với thế giới
Bà Hà cho biết, khó khăn lớn nhất là ở chỗ vẫn chưa có quy định cụ thể về việc triển khai “vùng xanh”, “vùng đệm” tại khu vực cửa khẩu sao cho phù hợp với quy định của Trung Quốc. Nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính tại Việt Nam nhưng khi sang Trung Quốc lại test ra dương tính.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc không chỉ ùn ứ tại các cửa khẩu, mà còn tắc nghẽn trong việc phê duyệt hồ sơ doanh nghiệp theo các quy định mới của Bắc Kinh.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cho áp dụng Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm.
Trong quá trình sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, có một số lỗi kỹ thuật do hệ thống mới vận hành như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ Tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...

“Việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% so với danh sách đăng ký của Cục Bảo vệ thực vật”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ.

Tính đến hết tháng 02/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp mã cho 1.656 doanh nghiệp Việt Nam theo Lệnh 248 và Lệnh 249. Trong số đó, có 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được cấp mã số, nhờ vậy việc xuất khẩu không bị gián đoạn.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, với lĩnh vực xuất khẩu rau quả, hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới chỉ cấp mã số cho 187 doanh nghiệp trong tổng số 270 doanh nghiệp mà Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn) đề xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang kiến nghị Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đôn đốc và trao đổi với phía Hải quan Trung Quốc để có giải pháp tháo gỡ cho vấn đề này.

Tìm kiếm các thị trường mới

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu rau quả đã cố gắng mở rộng sang các thị trường mới. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Thái Lan giảm tới 37,6% nhưng xuất khẩu sang các thị trường khác có chiều hướng tăng mạnh.
Trong năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả sang châu Âu và châu Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, xuất khẩu sang châu Âu đạt 303 triệu USD, tăng 17,4% so với năm 2020, xuất khẩu sang châu Mỹ đạt 271 triệu USD, tăng 29,1% so với năm 2020.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại dịch Covid-19 dường như không ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất rau, củ, quả chế biến trên thế giới. Thậm chí, nguồn cung rau quả chế biến còn tăng khi xuất khẩu sản phẩm tươi hoặc đông lạnh giảm, khiến các nhà sản xuất chuyển hướng sang chế biến.
“Việt Nam ‘thầu’ phần lớn nông sản Campuchia” không phải chỉ là nói đùa
Trong năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả chế biến chiếm 25,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm trước đó.
Năm nay, nhu cầu sử dụng rau quả chế biến dự kiến sẽ còn gia tăng do tác động của dịch Covid-19. Do đó, ngành rau quả Việt Nam cần tiếp tục tăng cường sản phẩm chế biến, giảm xuất khẩu các sản phẩm tươi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch và phát triển logistics cho việc vận chuyển rau quả.

Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Tại cuộc toạ đàm "Để nông sản không bị ùn tắc ở cửa khẩu, đâu là giải pháp căn cơ" diễn ra chiều 4/3, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, ùn tắc ở các cửa khẩu ngoài yếu tố do Trung Quốc siết chặt, còn nguyên nhân từ chính nền kinh tế nông nghiệp mù mờ về cung cầu.

"Ta gần như đi buôn chuyến nhiều hơn, sản xuất và xuất khẩu nông sản chưa có tính kết nối cung cầu. Sản xuất tạo ra sản lượng mà không tìm kiếm thị trường, gắn nhu cầu thị trường nên buôn bán phụ thuộc sự may rủi", ông Hoan nói.

Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, "không thể một mình một chợ, mà phải cạnh tranh" bằng cách có lộ trình và hành động rõ ràng, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.
Hà Tĩnh đón chào nhà máy may xuất khẩu công suất 5 triệu sản phẩm/năm
Bộ trưởng mong muốn các hiệp hội, ngành hàng cùng giúp Bộ Nông nghiệp, Công Thương tổ chức lại sản xuất, ngành hàng và tổ chức lại thị trường nông sản. Theo ông, đây là giải pháp căn cơ và phải chấp nhận làm lại gần như từ đầu về một hệ sinh thái, một chuỗi ngành hàng nông sản.
"Trước nay chúng ta vẫn tư duy ngắn hạn, nên cứ thấp thỏm từng mùa vụ, như đánh bài may rủi. Rồi khi gặp vấn đề, chúng ta lại trách thị trường khó tính, gây ùn ứ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, chính chúng ta phải xem lại mình trước", ông Hoan nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho biết, sẽ đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết nghị định về công nhận hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam, lấy đó làm cơ sở cho xuất khẩu chính ngạch.
Thảo luận