Hoa Kỳ đẩy Nga và Ukraina vào cuộc chiến với nhau
Nhà khoa học chính trị lưu ý: "Chính Hoa Kỳ, với việc mở rộng NATO sang phía Đông và gây sức ép lên Nga, đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng Ukraina đến mức độ như vậy”.
Tình hình bắt đầu xấu đi sau khi Joe Biden lên nắm quyền với ý định tập hợp khối xuyên Đại Tây Dương và liên minh, chuyên gia lưu ý.
Ông cũng cáo buộc Mỹ và NATO lợi dụng việc Ukraina muốn gia nhập hàng ngũ của họ để hỗ trợ mối quan hệ đối đầu của Kiev với Nga.
Ngoài ra, theo Liu Jun, truyền thông phương Tây thường tham chiếu tới một số sĩ quan tình báo và các nguồn thạo tin, để rồi sau đó “với vẻ mặt nghiêm túc” phát tán thông tin chưa được xác minh, ông giải thích.
Theo nhà phân tích, những người cung cấp thông tin như vậy theo đuổi các mục tiêu chính trị và tạo ra tin giả mạo nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận ở các nước có hệ tư tưởng và giá trị khác nhau.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina
Ngày 21 tháng 2, đáp lại đề nghị từ các nước Cộng hòa Donbass và sau lời kêu gọi của các đại biểu Duma Quốc gia, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của LNR và DNR. Sáng sớm ngày 24 tháng 2, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina.
Theo lời ông Putin, cũng cần tiến hành phi hạt nhân hóa Ukraina, đưa ra trước công lý tất cả những tên tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm về «những tội ác đẫm máu chống dân thường» ở Donbass.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, không có gì đe dọa dân thường. Với sự hỗ trợ của quân đội Nga, các nhóm DNR và LNR đang phát triển cuộc tấn công, có tổn thất ở tất cả các bên.