Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Tình hình bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraina hiện giờ ra sao?

HÀ NỘI (Sputnik) - Hiện nay, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại các nước lân cận đã đón hơn 2.600 người Việt được sơ tán khỏi vùng chiến sự tại Ukraina.
Sputnik
Trong đó, hơn 1.700 người tại Ba Lan, 290 người tại Hungary, khoảng 600 người tại Romania, hơn 40 người tại Slovakia.

Hoàn thành di tản công dân tại Ukraina

Theo nguồn tin TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Ukraina Nguyễn Hồng Thạch cho biết Đại sứ quán đã phối hợp với cộng đồng người Việt ở 3 thành phố lớn là Kiev, Kharkov và Odessa và đã hoàn thành di tản bà con tại đây.
Một số bà con được phân công ở lại trông nom tài sản như ở Kharkov và Odessa, nơi có những ngôi làng của người Việt như Làng Thời đại hay Làng Sen. Nhóm sơ tán cuối cùng ở Kharkov đã đến Kiev sáng 5/3 và hiện giờ đã đến Ba Lan.
Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, bà con Việt kiều ở Kiev hoàn thành việc sơ tán sớm hơn cả. Còn bà con ở Odessa cũng đã sơ tán gần xong, chủ yếu là sang Moldova, còn một số đến Lvov để sang Ba Lan.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việt Nam nhấn mạnh việc bảo vệ công dân Việt Nam tại Ukraina
Theo nguồn tin cho biết, hiện tại ở những thành phố nhỏ, Đại sứ quán cũng liên lạc và động viên bà con sơ tán. Hiện chỉ có 2 thành phố bà con chưa rút đi là Kherson hiện do Nga kiểm soát và Mariupol đang bị bao vây.
Được biết, có tất cả 80 người Việt tại Kherson và 100 người tại Mariupol. Công dân Việt Nam tại Kherson hiện tại vẫn chưa sơ tán và liên lạc vẫn được đảm bảo kết nối. Hiện Đại sứ quán Việt Nam đang nỗ lực phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Ukraine và Nga, cũng như các tổ chức quốc tế để đưa bà con rời khỏi 2 thành phố này.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việt Nam chuẩn bị đưa công dân từ Ukraina về nước

Tình hình người Việt sơ tán tại Ba Lan

Theo thông tin mới nhận được sáng 7/3 (giờ Việt Nam) từ TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hùng cho biết Đại sứ quán đã nhanh chóng thiết lập đường dây nóng 24/24 và lên kế hoạch phân công cụ thể cho từng cán bộ theo hai nhóm chính để kịp thời hỗ trợ công dân khi sơ tán từ Ukraine sang Ba Lan.
“Nhóm thứ nhất chịu trách nhiệm đảm bảo hướng dẫn thông tin về các quy định của chính quyền sở tại đối với kiều bào di tản từ Ukraine sang Ba Lan, cũng như chính sách hỗ trợ dành cho công dân tại cửa khẩu và trong thời gian cư trú tại Ba Lan. Nhóm thứ hai thực hiện nhiệm vụ cơ động hỗ trợ xử lý các vấn đề tại cửa khẩu, nhất là phối hợp với lực lượng biên phòng Ba Lan để xử lý những vấn đề phát sinh như những trường hợp chưa đủ giấy tờ theo yêu cầu của sở tại để giúp bà con sớm nhập cảnh và sau đó hướng dẫn về nơi lưu trú”, - Đại sứ Nguyễn Hùng cho biết.
Đại sứ Nguyễn Hùng cũng thông tin thêm, tính đến ngày 6/3, đã có khoảng 1.700 công dân có quốc tịch Việt Nam từ Ukraine nhập cảnh vào Ba Lan. Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Ba Lan (chùa Nhân Hòa) và chùa Thiên Phúc là cơ sở hỗ trợ tiếp nhận lưu trú ban đầu cho kiều bào. Tuy nhiên, số lượng người sơ tán sang Ba Lan ngày càng tăng đã gây khó khăn nhất định trong công tác bố trí ăn ở và sinh hoạt.
Căng thẳng Ukraina: Không có công dân Việt Nam nào bị bỏ lại phía sau
Do đó, Đại sứ Nguyễn Hùng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng, doanh nghiệp người Việt tại các nước lân cận cũng như các nhà hảo tâm trong nước để Hội người Việt Nam tại Ba Lan có thể đảm bảo điều kiện lưu trú cho bà con sơ tán.
Về các chuyến bay hồi hương, Đại sứ Nguyễn Hùng cho biết, dự kiến chuyến đầu tiên vào ngày 9/3 từ Warsaw về Hà Nội.
“Hiện có hơn 530 bà con lánh lạn đang lưu trú tại Ba Lan đăng ký nguyện vọng về nước. Đại sứ quán đang khẩn trương tập hợp danh sách bà con có nguyện vọng về nước để trình Chính phủ sớm nhất để có thể tổ chức chuyến bay thứ hai”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kiev không đi đàm phán về việc sơ tán dân ra khỏi Kharkov và Sumy

Tiếp nhận 290 kiều bào lánh nạn tại Hungary

Tính đến ngày 6/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã tiếp nhận 290 trường hợp kiều bào từ Ukraina, trong đó có khoảng 170 trường hợp đã được bố trí chỗ ăn ở và số còn lại được hướng dẫn làm thủ tục sang nước thứ ba theo nguyện vọng.
Hiện còn khoảng 50 người Việt trên đường tới Hungary, đang được lực lượng hậu cần túc trực từ nhà ga để đưa về nơi tạm trú.
Đặc biệt, trong số công dân Việt Nam sang lánh nạn tại Hungary có nhiều trẻ em (có trường hợp dưới 3 tháng tuổi) và phụ nữ mang thai. Một số bà con chỉ kịp mang theo mình một chiếc ba lô, thậm chí có người chỉ có bộ quần áo. Có những người quyết tâm ở lại bám trụ, nhưng do bom đạn quá nguy hiểm, buộc họ phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Công dân Việt Nam tại Ukraina cần lưu ý những điều sau
Theo Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo cho biết, hiện Hungary không có kế hoạch tổ chức chuyến bay đưa kiều bào về nước, bởi bà con người Việt từ Ukraina tới Hungary chủ yếu muốn tạm thời lánh nạn và chờ để quay trở lại nếu kết quả đàm phán thuận lợi hoặc chiến tranh chấm dứt.
Hầu hết đây cũng là những người đang sinh sống và làm ăn ổn định ở Ukraina. Chỉ một số ít muốn đến một nước khác trong Liên minh châu Âu (EU), như Đức, Hà Lan, Séc… theo nguyện vọng riêng. Những bà con muốn trở về Việt Nam hầu hết sẽ đăng ký tới Ba Lan hoặc Romania.

Nhiệm vụ hàng đầu, không để lại ai phía sau

Chiều 6/3, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng báo cáo về công tác bảo vệ công dân tại Ukraina.
Kịp thời và hiệu quả là kết quả ban đầu đạt được trong công tác bảo hộ công dân hiện nay tại Ukraina. Đây là nỗ lực rất lớn không chỉ của Chính phủ Việt Nam mà còn là sự phối hợp của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về công tác đưa công dân Việt Nam từ Ukraine về nước.
Phát biểu tại buổi họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina chủ động phương án, đảm bảo cao nhất tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam tại đây.
Đồng thời, các bộ, ngành liên quan sẵn sàng bố trí nhân lực để đón công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch COVID-19 và hậu cần.
Về phía bà con Việt Kiều, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao tinh thần “tương thân, tương ái” của bà con hỗ trợ người Việt tại Ukraina trong quá trình sơ tán khỏi vùng chiến sự, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thảo luận