Giá vàng Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới
Ghi nhận rạng sáng ngày 8/3, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn là 71,70-73,50 triệu đồng/lượng, tăng 3,7 triệu đồng mua vào và 4,2 triệu đồng bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Đặc biệt, giá vàng SJC trên hệ thống PNJ cao hơn khi tăng vọt lên 70,90-74,00 triệu đồng/lượng. Trước đó, cuối chiều 7/3, giá vàng SJC tại hệ thống PNJ đã vượt 74 triệu đồng/lượng khi được niêm yết 71,25-74,15 triệu mua vào và bán ra.
Đây là kỷ lục mới của giá vàng trong nước.
Trong khi đó, giá vàng DOJI tại thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh thêm 3,75 triệu đồng mua vào và 4,5 triệu đồng bán ra lên 71,50-73,50 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tăng ít hơn với 690 nghìn đồng mua vào và 960 nghìn đồng chiều bán ra lên 56,02-57,42 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng chỉ tăng 450 nghìn đồng mua vào và 800 nghìn đồng bán ra lên 56,05-57,20 triệu đồng/lượng mua vào bán ra.
Giá vàng thế giới giảm nhẹ
Ghi nhận lúc 22h ngày 7/3 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới là 1.983,00 USD, tăng 9,10 USD (0,46%). Mức giá cao nhất tính tới thời điểm này là 2.005,40 USD/ounce.
Như vậy, giá vàng thế giới đã rời ngưỡng 2.000 USD xuống quanh 1.980 USD/ounce.
Tuy nhiên, giá vàng kỳ hạn tháng 4 vẫn tăng mạnh 20,30 USD lên 1.986,60 USD/ounce.
Trước đó, giá vàng có lúc đạt mức cao nhất trong 1,5 năm là 2.007,50 USD và bạc đạt mức cao nhất trong 8 tháng là 26,37 USD mỗi ounce phiên trước.
Căng thẳng địa chính trị vẫn ở mức rất cao khi Nga và Ukraina chưa đạt được thỏa thuận nào ở vòng đàm phán thứ hai. Cuộc xung đột đang tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Diễn biến mới nhất, Mỹ và châu Âu đang xem xét cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Nếu điều này xảy ra sẽ càng làm tăng thêm sự lo lắng trên thị trường, cũng như tiếp tục gây ra lạm phát vốn đã trở thành vấn đề.