Lời lẽ hàm hồ hấp tấp của Mike Pompeo có thể dẫn đến cuộc chiến ở Thái Bình Dương

Tuần trước, một nhóm các cựu chính trị gia, dân biểu và nhà quân sự Hoa Kỳ đã đến thăm đảo Đài Loan. Trong nhóm có cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người từng kêu gọi Washington công nhận Đài Loan là quốc gia chủ quyền, - chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhắc trong bài viết.
Sputnik

Phát ngôn của Pompeo nhắm đến ai?

Bản thân chuyến thăm của các chính trị gia Mỹ đến Đài Bắc và cuộc gặp của họ với bà Thái Anh Văn đứng đầu chính quyền địa phương đã là hành động khiêu khích chống Bắc Kinh. Còn những gì mà cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố thì nói chung là không thể chấp nhận được, nếu tính đến các thỏa thuận trước đây giữa các Chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phát biểu tại khách sạn Hayatt, Mike Pompeo dõng dạc:
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có bài phát biểu tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 4 tháng 3 năm 2022

"Chính phủ Hoa Kỳ cần lập tức tiến hành những bước đi cần thiết và lâu dài để thực hiện điều đúng đắn và hiển nhiên, là chấp thuận đề nghị của Trung Hoa Dân Quốc, Hoa Kỳ công nhận về ngoại giao với Đài Loan như là một nước tự do và có chủ quyền… Hoa Kỳ cần công nhận ngoại giao với 23 triệu người dân Đài Loan yêu tự do và Chính phủ hợp pháp dân cử, để họ sẽ không còn bị phớt lờ, né tránh hoặc bị coi như loại thứ yếu".

Đài Bắc chắc hẳn rất thích bài phát biểu của Pompeo. Đảng Dân Tiến hiện cầm quyền trên hòn đảo này chủ trương xây dựng nền độc lập của Đài Loan và chống lại khả năng thống nhất với Trung Hoa đại lục. Và sự ủng hộ như vậy từ chính trị gia Mỹ đương nhiên được hoan nghênh. Pompeo ngay lập tức được trao tặng phần thưởng cao quý nhất của Đài Loan là Huân chương Ngôi sao Rực rỡ với Grand Cordon đặc biệt.
Chuyên gia nói rằng quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan là lời cảnh báo đối với Hoa Kỳ
Cũng đương nhiên là Bắc Kinh không ưa gì đề xuất của Mike Pompeo, bởi từ lâu đã xếp ông này vào loại «nhân vật không được chào đón» persona non grata và liệt Pompeo vào danh sách trừng phạt cùng với 27 quan chức khác trong ê-kip của Trump vì «dối trá và gian lận» trong quan hệ với CHND Trung Hoa.
Một số chuyên gia cho rằng hiện là nhân vật có ý tranh đua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tương lai, khi tung ra quan điểm kiên quyết như vậy về vấn đề Đài Loan, hẳn là Mike Pompeo muốn kiếm được số điểm nhất định.

Hệ luỵ nào nếu công nhận nền độc lập của Đài Loan?

Điều Pompeo đề xuất với chính quyền Biden và những gì ông ta sẽ làm nếu như đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống kế tiếp, cụ thể là việc công nhận nền độc lập ở Đài Loan, có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng nhất đối với bối cảnh chính trị khu vực và toàn cầu.
Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen và phái đoàn Hoa Kỳ tại Đài Bắc
Đối với Bắc Kinh, việc sáp nhập đảo Đài Loan vào CHND Trung Hoa là một trong những thành tố quan trọng nhất của “giấc mơ Trung Hoa”, mà họ sẽ không bao giờ từ bỏ. Bắc Kinh đang nghi ngờ theo dõi các mưu toan ly khai của một số cư dân Đài Loan. Và nếu lời đe dọa tuyên bố độc lập của Đài Loan trở thành hiện thực, Chính phủ CHND Trung Hoa có thể vội vã sử dụng phương án vũ lực để chiếm hòn đảo này.
Tức là những tuyên bố kiểu như Pompeo đã đưa ra có thể thành nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến giành Đài Loan. Bắc Kinh không chịu nổi viễn cảnh Đài Loan tuyên bố độc lập, và có thể quay sang dùng vũ lực nếu thấy rằng chính quyền Đài Loan với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ quyết chọn con đường ly khai. Mặc dù mới đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố "Chúng tôi sẽ thúc đẩy đà phát triển hòa bình của quan hệ qua eo biển Đài Loan và sự thống nhất Trung Quốc", nhưng như vậy không có nghĩa là Bắc Kinh loại trừ phương án dùng vũ lực khi giải quyết vấn đề Đài Loan. Mà trong điều kiện hiện nay, khi cầm quyền ở nước Mỹ là một vị Tổng thống yếu kém, thì ở Trung Quốc hẳn sẽ có nhiều người ủng hộ phương án này hơn. Washington duy trì quan hệ đối tác an ninh với Đài Loan và hứa hẹn sử dụng những cách thức khác ngoài biện pháp hòa bình để bảo vệ hòn đảo. Nhưng ít ai tin rằng, trong điều kiện hiện tại, Washington sẽ gửi quân đến giúp đỡ đối tác "em út" của Hoa Kỳ. Một nhà phân tích chính trị Đài Loan gần đây đã viết:
Tại sao Ngoại trưởng Trung Quốc không thích «Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương» mới của Biden

"Việc Biden không gửi quân đội Mỹ đến Ukraina là tín hiệu rõ ràng cho thấy rằng Hoa Kỳ có thể sẽ không gửi binh sĩ đến bảo vệ Đài Loan nếu có hành động quân sự từ phía đại lục".

Nếu cuộc chiến nổ ra ở eo biển Đài Loan, chắc chắn nó sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đụng độ cục bộ và biến thành cuộc xung đột quy mô lớn với con số nạn nhân thương vong khó hình dung. Cuộc xung đột như vậy có thể động chạm cả đến các nước nằm trên bờ Biển Đông và Nhật Bản, quốc gia vốn đã cam kết hỗ trợ chính quyền Đài Loan trong trường hợp xảy ra chiến cuộc.
Đó là những hệ luỵ từ lời phát biểu của Mike Pompeo. Cho nên, những nhân vật có phát ngôn hấp tấp hàm hồ như ông này không những chẳng nên cho xuất hiện để ăn nói lung tung trước công chúng, mà tốt hơn hết còn phải đem nhốt vào nhà thương điên, - quan sát viên Piotr Tsvetov nhận xét.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận