Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Giữa khủng hoảng địa chính trị, 'nữ hoàng cá tra' Việt Nam thắng lớn

HÀ NỘI (Sputnik) - Tình hình giữa Nga và Ukraina đang làm cả thế giới chao đảo, giá nhiên liệu, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất “phi mã”, gây khó khăn cho toàn thế giới. Tuy nhiên, một số doanh nhân Việt Nam lại chớp lấy cơ hội, “biến nguy thành cơ”.
Sputnik
Một trong số các doanh nhân đó là bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC). Bà Khanh còn được mệnh danh là “Nữ hoàng cá tra” Việt Nam.

Cổ phiếu VHC bứt phá mạnh

Được biết, cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn của "Nữ hoàng thủy sản miền Tây"Trương Thị Lệ Khanh gần đây ghi nhận thanh khoản tăng mạnh, với hàng triệu cổ phần được chuyển nhượng mỗi phiên.
Giá cổ phiếu tăng trở lại sau khi bứt phá khoảng 30% kể từ đầu năm, từ mức 60.000 đồng/cp lên ngưỡng 75.000-80.000 đồng/cp.
Sự bứt phá này có được nhờ hoạt động xuất khẩu sang các thị trường lớn ghi nhận sự tăng trưởng khá mạnh. Doanh thu xuất khẩu trong tháng 1 tăng 23% lên gần 800 tỷ đồng và triển vọng cho năm 2022 gần đây thêm tươi sáng với khả năng xuất khẩu cá tra tăng lên.
Nga và Việt Nam đạt được thỏa thuận về chứng nhận xuất khẩu thủy sản từ LB Nga
Nguyên nhân lý giải triển vọng này do thị trường thế giới thiếu hụt cá phi lê của Nga trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraina khó có thể tiên đoán được điều gì. Các lệnh trừng phạt của phương Tây lên hàng hóa xuất khẩu của nước này khiến ngành thủy sản của Nga gặp nhiều khó khăn.
Theo giới chuyên gia phân tích, nhiều doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có thể bù đắp vào sự thiếu hụt sản phẩm cá trên thị trường khi mà Nga giảm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, sự hồi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch cũng giúp nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản tăng trở lại, đặc biệt là từ Mỹ, EU và Trung Quốc. Thị trường Mỹ tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2022 nhờ các gói kích thích kinh tế của nước này.
Đối với thị trường châu Âu, thị trường này cũng khả quan đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhờ việc giảm thuế của hiệp định EVFTA.
Thủy sản Việt Nam đang ‘thắng lớn’ ở châu Âu

Chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ

Trong thời gian gần đây, giá cá tra tăng mạnh lên mức 30.000 đồng/cp, cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua cũng là yếu tố giúp cổ phiếu VHC ở vùng đỉnh cao lịch sử.
Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán Agribank (Agriseco), giá cá tra có thể tiếp tục tăng kéo dài trong năm nay khi nhu cầu thế giới gia tăng. Các doanh nghiệp thủy sản còn được hưởng lợi nhờ chi phí giảm liên quan tới việc phòng chống dịch, cước vận tải.
Trong khi đó, VNDirect nhận định, nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ, Trung Quốc và EU được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại. Các doanh nghiệp thủy sản sẽ chứng kiến doanh thu xuất khẩu tăng. Doanh thu và lợi nhuận ròng 2022 của Vĩnh Hoàn dự báo sẽ tăng lần lượt 26% và 27% so với cùng kỳ.
Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy năm 2021, Nga là thị trường tiềm năng của xuất khẩu cá tra với giá trị đạt 32,5 triệu USD, tăng 72,5% so với năm 2020.
Những tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Nga. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 1 chỉ đạt 2,18 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ 2021.
Tổng thư ký Trương Đình Hòe cho rằng Nga là thị trường nhỏ của cá tra nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD của loài thủy sản này trong năm 2021. Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam tập trung vẫn là Mỹ và Trung Quốc. Năm 2022, Vasep tiếp tục đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra hơn 2 tỷ USD. Do vậy ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Nga và Ukraina là không đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán có thể được hưởng lợi từ nhu cầu thế giới gia tăng như: VHC, Nam Việt (ANV), Công ty I.D.I (IDI). Gần đây, các cổ phiếu này đều tăng mạnh.
Thảo luận