Tác giả bài báo kể lại rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây ra lệnh cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá từ Nga. Tuy nhiên, các biện pháp này không đủ để gây áp lực nghiêm trọng, vì cần có sự hỗ trợ của các nước châu Âu. Nhưng trong tình hình hiện nay, những thiệt hại có thể xảy ra của Liên minh châu Âu cao hơn nhiều lần so với của Mỹ: trong khi Washington chỉ nhập khẩu 8% tổng trữ lượng dầu từ Nga và hoàn toàn không mua khí đốt của Nga, thì Moskva lại cung cấp phần lớn lượng dầu cho EU và khoảng 45% trữ lượng khí đốt. Dựa trên điều này, các tuyên bố của Hoa Kỳ rằng nước này đang chịu thiệt hại nặng do các lệnh trừng phạt là đạo đức giả, bài báo lưu ý.
"Washington muốn lợi dụng điều này để giả vờ đóng vai một người đi tiên phong buồn bã, ra vẻ ta đây là Don Quixote, người sẽ chiến đấu vì bạn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào nếu bạn gặp khó khăn'. Bản chất của màn trình diễn này là thuyết phục các nước châu Âu làm theo Mỹ và từ bỏ năng lượng của Nga", - tác giả viết.
Đổi lại, các nhà chức trách của Đức và Pháp đã chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt trên sẽ mang lại nhiều vấn đề lớn đối với họ: điều này cho thấy sự thiếu thống nhất trong hàng ngũ của các đồng minh. Bản thân Hoa Kỳ không có khả năng buộc các quốc gia khác noi gương họ trong quan hệ với Nga, vì thế tìm cách tham gia vào các vụ đầu cơ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cứng rắn chưa bao giờ thực sự giải quyết được các vấn đề, cuối cùng thì EU cần thức tỉnh và theo đuổi một chính sách độc lập với Washington, tác giả kết luận.
Trước đó Phó Thủ tướng Alexander Novak nhấn mạnh, việc từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho thị trường thế giới và khiến giá tăng vọt lên 300 USD/thùng hoặc hơn nữa.