Chuyên gia: Quan hệ của Hàn Quốc với Triều Tiên sẽ căng thẳng dưới thời tổng thống mới

Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeok đang có lập trường cứng rắn hơn đối với CHDCND Triều Tiên, và theo ông, quan hệ liên Triều sẽ căng thẳng hơn, nhưng căng thẳng như vậy có thể có tác động tích cực và trở thành động lực để giải quyết một số vấn đề cũ, các nhà khoa học chính trị ở Trung Quốc và Hàn Quốc nói với Sputnik.
Sputnik
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Yoon Suk-yeok đại diện cho Đảng bảo thủ “Sức mạnh quốc dân” trong cuộc bầu cử ngày 9 tháng 3. Ông đã giành chiến thắng với cách biệt chưa đến 1%, với 48,6% phiếu bầu so với 47,8% cho ứng cử viên Đảng Dân chủ cầm quyền Lee Jae-myung.

Lập trường cứng rắn đối với CHDCND Triều Tiên

Không giống như người tiền nhiệm Moon Jae-in, người thường xuyên bị những người bảo thủ Hàn Quốc cáo buộc chiều chuộng Bình Nhưỡng, Yoon Suk-yeok được cho là sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên và các vụ phóng tên lửa của nước này, như đã hứa trong chiến dịch tranh cử. Lễ nhậm chức tổng thống sẽ diễn ra vào tháng Năm.
Bắc Triều Tiên đã tiến hành 8 vụ thử tên lửa kể từ đầu năm 2022. Vào ngày 27 tháng 2 và ngày 5 tháng 3, các vụ phóng tên lửa đạn đạo đã diễn ra ở CHDCND Triều Tiên, như Bình Nhưỡng cho biết, được thực hiện trong khuôn khổ quá trình phát triển vệ tinh do thám. Seoul và Washington sau đó cáo buộc CHDCND Triều Tiên thử nghiệm ICBM Hwaseong-17 mới, được công bố trong cuộc duyệt binh vào tháng 10 năm 2020, dưới chiêu bài phát triển các hệ thống vệ tinh.
Hàn Quốc bầu Tổng thống mới

Không phải là "thách thức", mà là "khiêu khích"

Tổng thống hiện tại của Hàn Quốc, Moon Jae-in và chính phủ của ông đã kiềm chế không chỉ trích gay gắt các vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tin rằng điều này không có lợi cho việc phát triển quan hệ liên Triều. Chính quyền đương nhiệm gọi các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là "thách thức" đối với tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên hoặc thực hiện mà không nêu tên cụ thể, tuy nhiên họ lưu ý rằng chúng vi phạm nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

"Yun Suk-yeok sẽ phản ứng nhanh chóng bằng cách chỉ trích vụ thử tên lửa của Triều Tiên là 'hành động khiêu khích và vi phạm các lệnh trừng phạt và nghị quyết của Liên Hợp Quốc'. Vì vậy, sẽ có thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Lập trường của ông ấy là khi phải nói "không’’ với Triều Tiên, thì cần phải làm điều đó. Chúng tôi sẽ không đầu hàng, như Moon Jae-in đã làm. Ông ấy chủ yếu dùng biện pháp xoa dịu chống lại Triều Tiên ", - Kim Jae-chong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Seogang và là cựu cố vấn của Hàn Quốc nói nói với Sputnik.

CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc sẵn sàng tuyên bố kết thúc chiến tranh
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, phản ứng của Yoon Suk- yeok sẽ đủ hạn chế để không kích động chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

"Tôi không nghĩ Yoon Suk -yeok đang cố tình chọc tức Triều Tiên. Khi nói đến chính sách đối với Triều Tiên, không có cái gọi là 'chính sách tốt". Sự lựa chọn luôn là giữa chính sách xấu và chính sách tồi tệ hơn. Và hiện tại chính sách áp đặt các biện pháp trừng phạt và chờ đợi không gây nên sự nhiệt tình . Đó không phải là các tiếp cận sáng tạo. Đó có thể là một chính sách tồi. Nhưng đó là chính sách khả thi duy nhất đối với Triều Tiên. Chúng ta không thể bắt đầu chiến tranh phòng ngừa chống lại Triều Tiên. Điều đó sẽ đe dọa xảy ra cuộc chiến với bán đảo Triều Tiên ", - giáo sư nói.

Cái bẫy "hòa bình tương đối"

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2017 khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng và có những lời lẽ lăng mạ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ đã đồng ý đàm phán và vào năm 2018 đã tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh trực tiếp tại Singapore và Việt Nam, hội nghị cuối cùng kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.
Trong quan hệ liên Triều, với sự xuất hiện của Tổng thống Moon Jae-in cũng bắt đầu thời kỳ tan băng. Năm 2018, đã diễn ra ba hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo hai miền Nam - Bắc, trong đó có chuyến thăm Bình Nhưỡng đầu tiên của nhà lãnh đạo Hàn Quốc sau 11 năm. Lãnh đạo các nước đã ký Tuyên bố Bình Nhưỡng, trong đó tái khẳng định ý định biến bán đảo Triều Tiên thành khu vực hòa bình bằng cách giảm căng thẳng quân sự và tăng cường hợp tác giữa các bộ quốc phòng, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế liên Triều và phát triển các mối quan hệ nhân đạo.
Hàn Quốc kêu gọi CHDCND Triều Tiên bắt đầu năm 2022 với sự hợp tác
Triều Tiên đã tự nguyện tuân thủ cái gọi là tạm hoãn các vụ thử hạt nhân và phóng ICBM kể từ năm 2017, trong khi Mỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, như các nhà khoa học chính trị lưu ý, hòa bình tương đối trên bán đảo Triều Tiên không phải là một hiện tượng quá tích cực, khi tính đến việc Triều Tiên đã tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân trong suốt thời gian qua.
"Sự im lặng và hòa bình tương đối (trên bán đảo Triều Tiên ) có thể không phải là điều tốt. Đó không phải là hòa bình thực sự và có thể không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Đó là quá trình tích tụ các mối đe dọa. Mặc dù trong những năm gần đây , chúng ta đã thấy hòa bình tương đối trên bán đảo Triều Tiên, chúng ta cũng đã quan sát sự phát triển nhanh chóng tiềm năng hạt nhân của Triều Tiên. Chúng ta phải nhận ra rằng mối nguy hiểm đang tích tụ ", - Zhang Liangui, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, giải thích cho Sputnik.
Chuyên gia: Triều Tiên tăng cường tiềm năng tên lửa do bối cảnh thù địch

Căng thẳng “khỏe mạnh”

Theo chuyên gia này, căng thẳng ngày càng gia tăng, ngược lại có thể gây sức ép lên Bắc Triều Tiên và buộc Bình Nhưỡng phải xem xét vấn đề phi hạt nhân hóa.
"Căng thẳng leo thang có thể không quá tệ. Nếu chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên tiếp tục được mở rộng, hòa bình sẽ chỉ cung cấp cho Bình Nhưỡng môi trường an toàn để làm điều đó. Nếu căng thẳng có thể giúp Triều Tiên thức tỉnh, nhận ra rằng sở hữu vũ khí hạt nhân là xấu, và xem xét từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, loại căng thẳng này có thể mang lại kết quả tích cực ”, - Zhang Liangui giải thích.
Ông nói thêm rằng nếu Triều Tiên có đủ thời gian để tăng cường hơn nữa khả năng hạt nhân của mình, Bình Nhưỡng có thể cảm thấy đủ tự tin để tiến hành cuộc chiến chống lại Hàn Quốc nhằm đạt được mục tiêu lâu nay là "thống nhất bán đảo Triều Tiên".
Thảo luận