"Không thể chịu nổi ông ấy" - chính khách Đức mệt mỏi với những yêu cầu liên tục của Đại sứ Ukraina

MOSKVA (Sputnik) - Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina, Đại sứ Ukraina tại Berlin Andrey Melnyk hầu như ngày nào cũng đưa ra các yêu cầu đối với chính phủ Đức nhằm làm trầm trọng thêm tình hình và lôi kéo Đức vào một cuộc xung đột vũ trang, ấn phẩm junge Welt viết.
Sputnik
Mọi chuyện đi tới chỗ tồi tệ đến mức thư ký quốc hội ở Bộ Xây dựng Zören Bartol "suýt phát điên".

"Đối với tôi, "đại sứ" này là hết chịu nổi", - ông viết trên Twitter của mình.

Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961 quy định về những gì đại diện của các quốc gia khác được phép và không được phép làm tại quốc gia sở tại, junge Welt viết. Đặc biệt, họ bị cấm can thiệp vào công việc nội bộ, tác giả bài báo Niko Popp lưu ý. Nhưng Đại sứ Ukraina Andrey Melnyk, rõ ràng, bằng cách nào đó, đã hiểu những quy tắc ứng xử này theo cách riêng của mình và, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina, hầu như hàng ngày đưa ra cho chính phủ Đức những yêu cầu mới nhằm làm trầm trọng thêm tình hình và lôi kéo Đức vào một cuộc xung đột vũ trang.
Mọi chuyện tồi tệ đến mức thư ký quốc hội của Bộ Xây dựng, Sören Bartol từ Đảng Dân chủ Xã hội của Đức, một thành viên của liên minh chính phủ “suýt phát điên”.
Truyền thông Đức cho biết nước Đức sẽ như thế nào nếu không có khí đốt của Nga

Sau khi Melnik một lần nữa đề nghị Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã hào phóng cung cấp đạn dược cho Ukraina, đưa ra một tuyên bố khác của chính phủ, Bartol đã viết trên Twitter của mình: “Đối với tôi, “đại sứ” này thật quá mức chịu đựng”.

Sau đó, có lẽ ai đó đã gọi cho ông và ông đã xóa bài đăng, đặc biệt là xin lỗi vì đã đặt từ "đại sứ" trong ngoặc kép.
Còn Melnik vẫn tiếp tục hành xử theo kiểu tương tự, junge Welt viết. Trên Twitter, ông chỉ trích tài liệu của tờ báo Đức Die Zeit, trong đó tác giả bị cáo buộc đã không bày tỏ sự ngưỡng mộ vô điều kiện đối với những kẻ phát xít từ tiểu đoàn Azov theo chủ nghĩa dân tộc, người mà chính đại sứ coi là "những chiến binh dũng cảm." Ông kêu gọi chấm dứt "quỷ hóa" đơn vị. Tình hình này cho thấy đại diện ngoại giao của Ukraina, người năm 2015 đã đặt vòng hoa trước mộ của người cộng tác với Đức Quốc xã Stepan Bandera tại Munich với dòng chữ “anh hùng của chúng ta”, nhận thức rõ rằng ông ta đang được che lưng bởi các đồng minh có ảnh hưởng ở Berlin.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Matxcơva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng không tấn công các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Ukraina mà chỉ nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự. Bộ lưu ý rằng không có gì đe dọa dân thường.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Do chiến dịch đặc biệt của Nga, trường đại học Mỹ đổi tên phòng học mang tên Karl Marx
Thảo luận